Quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Thứ ba - 03/08/2021 02:26
Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, lây lan nhanh trên toàn cầu. Trên thế giới đã ghi nhận gần 199 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 4.239.692 ca tử vong. Tổng số ca được điều trị khỏi đến nay là gần 180 triệu ca. Đợt dịch lần thứ tư đang bùng phát trở lại tại nhiều nước trên thế giới, với số ca mắc theo ngày tăng nhanh so với thời điểm một tháng trước. Biến thể Delta với tốc độ siêu lây nhiễm, phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ được xem là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát lần này.

Lấy mẫu xét nghiệm tại phường 4, TP. Mỹ Tho; ảnh Thanh Tùng.
Lấy mẫu xét nghiệm tại phường 4, TP. Mỹ Tho; ảnh Thanh Tùng.
Tại Đông Nam Á đang là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề, trong đó Indonesia là quốc gia có số ca mắc cao nhất khu vực tổng số ca nhiễm virus lên 3.440.3944; Malaysia là 1.130.422, trong đó 9.184 ca tử vong. Philippines với1.597.689, trong đó có 28.016 ca không qua khỏi.Việt Nam, tính đến chiều ngày 2/8, Việt Nam có 154.306 ca mắc trong đó có 2.262 ca nhập cảnh và 152.044 ca mắc trong nước. Còn tại Tiền Giang tính sáng ngày 3/8, có 3.121 ca mắc, đã điều trị khỏi 561 ca.

Qua số liệu cho thấy, tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay rất phức tạp với phương châm "chống dịch như chống giặc", Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh, huyện đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch diễn ra rất khẩn trương, nghiêm túc, các cấp, các ngành tập trung, quyết liệt trong thực hiện, nhất là sự tự giác, nghiêm túc, đồng thời, triển khai thực hiện nghiêm, quyết liệt, có hiệu quả các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, nhất là Kết luận 07-KL/TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết 78/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19,… tuyệt đối không được chủ quan, mất cảnh giác; cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân cần thực hiện quyết liệt, quyết tâm khống chế, đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian sớm nhất, ưu tiên chăm lo, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết.

Các cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung quyết liệt, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các giải pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế “5K”, nâng cao ý thức và sự chấp hành của nhân dân, đặc biệt là yêu cầu về giãn cách giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình, hạn chế việc đi lại, không ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết; xử phạt thật nghiêm các trường hợp vi phạp. Qua đó, đa số người dân đồng tình ủng hộ, tự giác nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Song, tình hình số ca mắc trên địa bàn tỉnh vẫn còn tăng; công tác phòng, chống dịch bệnh của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, Tiền Giang là tỉnh có mật độ dân số đông, số lượng công nhân, người lao động ở các khu, cụm công nghiệp của tỉnh khá lớn; đang thực hiện một số dự án lớn như: dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, dự án điện gió Tân Phú Đông, dự án cầu Mỹ Thuận 2,… do đó, Tiền Giang thu hút một lượng lớn cán bộ, công nhân kỹ thuật và hàng chục nghìn công nhân lao động từ các tỉnh khác đến lao động, công tác. Tỉnh là cửa ngõ khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nên có sự tương tác, giao lưu, giao thương với nhiều địa phương, khó kiểm soát được các nguồn lây nhiễm. Mặt khác, cũng còn một ít người dân còn chủ quan, chưa thực hiện nghiêm các quy định, biện pháp phòng, chống dịch như chưa mang khẩu trang khi ra khỏi nhà, chưa giữ khoảng cách theo quy định.

Từ tình hình đó, để phát hiện nhanh F0, truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm nhanh, cách ly F0 ra khỏi cộng đồng để cắt đứt nguồn lây, tỉnh quyết định thực hiện cách ly toàn xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn 10 huyện, thành phố, thị xã từ 0h ngày 12/7/2021 (riêng huyện Tân Phú Đông thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg). Trước đó, tỉnh đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ kể từ 00 giờ ngày 12/6/2021. Song song đó, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã quan tâm đến công tác an sinh xã hội, nhất là đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân, đặc biệt quan tâm hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất công ăn việc làm do dịch bệnh. Đễ hỗ trợ kịp thời cho đối tượng này, tỉnh đã ban hành Quyết định số 1910/QĐ-UBND về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ.

Đến ngày 19-7-2021, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Tiền Giang cùng với 19 tỉnh, thành phía Nam tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16-CT/TTg từ 0h ngày 19-7-2021, thời hạn 14 ngày, để chống dịch và tiếp tục thực hiện đến ngày 16/8. Thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg là để tận dụng thời gian cách ly toàn xã hội nhằm khống chế, kiểm soát, tiến tới đẩy lùi dịch COVID-19 theo phương châm “phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”.

Để công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả hơn, Bộ Y tế đã quyết định thành lập Tổ hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Tiền Giang. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã thành lập các bệnh viện dã chiến để tiếp nhận, thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19, đưa vào hoạt động Trung tâm hồi sức bệnh nhân COVID-19, đặt tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang. Đây là Trung tâm hồi sức bệnh nhân COVID-19 đầu tiên của tỉnh được thành lập, có nhiệm vụ là đơn vị tuyến cuối điều trị và chăm sóc cho những bệnh nhân COVID-19 nặng và rất nặng do các bệnh viện trong tỉnh chuyển đến. Tập trung mọi nguồn lực trong điều trị, tăng cường việc theo dõi, thăm khám bệnh cho bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong do Sars-CoV-2 gây ra; thực hiện tốt việc tiêm phòng vắc-xin COVID-19 cho người dân ngay khi tiếp nhận. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, vật tư y tế; chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở để làm khu cách ly trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục bùng phát; có kế hoạch, kịch bản phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho các bệnh viện, cho công nhân tại các cơ sở sản xuất, các khu, cụm công nghiệp. Triển khai nhanh các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; thực hiện tốt các giải pháp phân phối, tiêu thụ hàng hóa nông sản; cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày cho người dân, phát huy việc mở thêm chợ “0 đồng” để phục vụ dân nghèo nhưng phải đảm bảo an toàn về phòng, chống dịch.

Về công tác tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã ban hành hướng dẫn các cơ quan báo chí trong tỉnh và Ban Tuyên giáo cấp ủy huyện (tương đương) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hướng dẫn của Bộ Y tế và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là phương châm “Chống dịch như chống giặc”, với tinh thần mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn; quán triệt tuyên truyền cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn khắc phục tình trạng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và không hoang mang, dao động, mất bình tĩnh khi dịch bùng phát; hạn chế tối đa các tác động bất lợi đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống của người dân. Trang thông tin điện tử của Ban cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh hàng ngày (sáng 8 giờ; chiều 19 giờ).

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ động nắm chắc tâm trạng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, có phương án xử lý hiệu quả các tình huống xảy ra; xử lý nghiêm những trường hợp đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong đời sống xã hội, ảnh hưởng tới công tác phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, Sở Y tế tỉnh thông tin các số điện thoại đường dây nóng, hệ thống tổng đài 1022 của tỉnh được đưa vào sử dung để kịp thời tiếp nhận, xử lý thông tin, giải đáp những thắc mắc của cơ quan, tổ chức và người dân liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng như vấn đề khác trên địa bàn tỉnh.

Trong “cuộc chiến chống giặc COVID-19”, ngoài các giải pháp đồng bộ, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, thì vai trò của người dân vẫn là yếu tố quyết định. Vì sức khỏe của bản thân, người thân và vì trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc, mỗi người, mỗi nhà hãy chấp hành thật tốt các qui định của nhà nước, sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, của chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống dịch: không tụ tập đông người, không ra đường khi không cần thiết; thực hiện tốt phương châm “5K” (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khai báo y tế, Khoảng cách, Không tập trung đông người).

Với tinh thần đoàn kết, toàn dân đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động, nhất định tỉnh Tiền Giang nói chung và cả nước nói riêng sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19 và phải chiến thắng cho bằng được trong “cuộc chiến chống giặc COVID-19”.
 

Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập708
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm674
  • Hôm nay52,073
  • Tháng hiện tại1,184,720
  • Tổng lượt truy cập34,770,365
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây