Phiên tòa giả định - Hình thức tuyên truyền pháp luật có hiệu quả

Chủ nhật - 12/11/2017 06:12
Trong thời gian qua, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tập trung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đến với người dân, đoàn viên, thanh niên, học sinh, trong đó “Phiên tòa giả định” thu hút đông đảo người dân, đoàn viên, thanh niên đến xem, theo dõi. Đây được xem như một hình thức tuyên truyền pháp luật có hiệu quả, bởi tình huống gắn liền với thực tế, diễn ra trong đời sống hàng ngày.
Đông đảo người dân đến theo dõi một phiên tòa giả định
Đông đảo người dân đến theo dõi một phiên tòa giả định
Đứng trước vành móng ngựa là một thanh niên vừa tròn 18 tuổi, run rẩy sợ hãi, với cáo trạng cố ý gây thương tích. Dù có nhiều quanh co, chối cãi nhưng với các nhân chứng, vật chứng rõ ràng và sự lập luận sắc bén của Hội đồng xét xử, cuối cùng bị cáo đã cúi đầu nhận tội. Đó là diễn biến của phiên tòa giả định giả định xử vụ án bạo lực học đường về tội “Cố ý gây thương tích” xảy ra tại một trường THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan tỉnh Tiền Giang tổ chức. Từ Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân, đại diện Viện kiểm sát, Thư ký phiên tòa đến những người tham gia tố tụng như luật sư, bị cáo, người bị hại, người làm chứng đều được đoàn viên thanh niên Đoàn khối các cơ quan đóng vai.

Tuy là phiên tòa giả định nhưng đã thu hút hàng trăm lượt đoàn viên, thanh niên, học sinh và người dân địa phương đến tham dự. Những người dự phiên tòa giả định đều chăm chú lắng nghe từng tình tiết của vụ án, thấy rõ vẻ lúng túng, sự thành khẩn, hối lỗi của bị cáo trẻ trước vành móng ngựa. Trong số người tham dự phiên tòa giả định, có người lắc đầu, xót xa cho bị hại, căm phẫn bị cáo đã gây nên tội lỗi. Chị Nguyễn Thị Nga, xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho đến tham dự phiên tòa giả định diễn ra tại Nhà Văn hoá xã Đạo Thạnh chia sẻ: “Dù là phiên tòa giả định nhưng đây là một tình huống tôi đã từng nghe xảy ra ở nhiều trường học hiện nay. Vì bốc đồng, những mâu thuẫn nhỏ, không kiềm chế được bản thân nên đã xảy ra đánh nhau tại lớp học hoặc ra ngoài đường đánh nhau. Hậu quả để lại, có khi các em phải nhập viện, nhiều trường hợp tử vong để lại nỗi đau cho gia đình, người thân. Xem phiên tòa xong, tôi hiểu và sẽ có cách giáo dục con cháu trong gia đình phải biết chăm chỉ, ngoan ngoãn học hành, không tụ tập bè nhóm làm mất an ninh trật tự”.

Phiên tòa giả định như một thông điệp gửi đến người theo dõi, nhất là thế hệ trẻ, xem không phải để thỏa mãn tò mò, mà để sống có trách nhiệm hơn đối với xã hội và đừng vì những xích mích, mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống mà sử dụng bạo lực giải quyết, dẫn đến hậu quả đau lòng. Anh Trần Hoàng Chúc, đoàn viên thanh niên xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho cho biết: “Tham dự phiên tòa, bản thân tôi học được rất nhiều điều, hãy bình tĩnh để giải quyết mâu thuẫn với nhau. Phải biết kiềm chế bản thân, không được nông nổi, thể hiện chính mình rồi để lại nỗi đau cho nạn nhân, gia đình và bị bạn bè, xã hội kỳ thị, xa lánh”.

Bạn Lê Trương Bảo Ngọc, học sinh Trường THPT chuyên Tiền Giang đến tham dự phiên tòa, chia sẻ: “Thật ý nghĩa khi được xem phiên toà giả định gắn với những bốc đồng trong lứa tuổi học sinh của chúng em như thế này. Qua đây, em sẽ tuyên truyền với các bạn phải biết kiềm chế bản thân, không gây gỗ, đánh nhau dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, đến trường là phải chăm chỉ học tập, nghe lời thầy cô, vun đắp tình bạn, tạo sự đoàn kết, cùng nhau tiến bộ trong học tập, đề đáp công ơn cha mẹ, thầy cô”.

Những phiên tòa giả định mang tính trực quan không chỉ phản ánh những hành vi phạm tội, các quy định pháp luật nghiêm cấm và mức án được áp dụng, mà còn giúp người dân hiểu rõ hơn hoạt động của những người cầm cân nẩy mực; giúp người xem biết được ranh giới giữa cái đúng và cái sai, tính nghiêm minh của pháp luật thông qua mức án được tuyên xử.

Chị Phan Thị Thủy Tiên, đoàn viên thanh niên TP. Mỹ Tho tham dự phiên tòa, cho biết: “Không riêng gì bản thân tôi, mà hầu như các bạn đoàn viên thanh niên, bà con nhân dân đều mong muốn có nhiều hơn những phiên tòa giả định để chúng tôi được xem, được hiểu nhiều hơn về các tình huống vi phạm pháp luật, gắn với tuổi trẻ để chúng tôi biết mà đề phòng. Qua đó, về cơ sở chúng tôi sẽ tuyên truyền lại cho đoàn viên thanh niên, giáo dục ý thức, rèn luyện nhân cách không vì những bất đồng nhỏ mà đưa mình đi vào con đường tội lỗi, vi phạm pháp luật”.

Phiên tòa giả định với những con người giả định nhưng đã để lại những bài học thật cho những người theo dõi, giúp họ nhận biết về hậu quả và sự trả giá đắt do thiếu hiểu biết và không chấp hành các quy định của pháp luật.

Minh Toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập436
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm412
  • Hôm nay44,974
  • Tháng hiện tại1,177,621
  • Tổng lượt truy cập34,763,266
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây