Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, 5 năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân đạt 7,3% năm, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 45.799 tỷ đồng, tăng bình quân 15,9% năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 là 58,6 triệu đồng tương đương 2.506 USD; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 1,99%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 83,2%; kết cấu hạ tầng được chú trọng đầu tư có trọng điểm và ngày càng hoàn thiện, diện mạo đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân có bước cải thiện đáng kể; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Có được những kết quả trên là do 5 năm qua Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã
phát huy truyền thống đoàn kết, triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Đặc biệt, quan tâm chăm lo và làm tốt công tác xây dựng đảng, trong đó tập trung xây dựng đảng vững mạnh về chính trị tư tưởng, tổ chức, và đạo đức.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, trên cơ sở cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; tỉnh chú trọng tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ xây dựng Đảng mà Đại hội XII của Đảng đề ra gắn với thực nhiệm nhiệm vụ xây dựng đảng được Đại hội X Đảng bộ xác định; trong đó thực hiện chặt chẽ, toàn diện, hiệu quả giữa xây dựng và chỉnh đốn đảng, Ban Chấp hàng Đảng bộ xác định
nhiệm vụ xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; chỉnh đốn đảng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cấp bách.
Từ nhận thức trên, các cấp ủy, tổ chức đảng đã triển khai, quán triệt kịp thời các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy (trong đó có các nghị quyết liên quan đến công tác xây dựng đảng), đồng thời, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện sát với điều kiện thực tế ở địa phương, cơ quan, đơn vị
[1]. Tỉnh ủy và các cấp ủy đã triển khai học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; và các Quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
Một trong những giải pháp được cấp ủy quan tâm chỉ đạo thường xuyên trong công tác xây dựng đảng đó là công tác tư tưởng, xem đây là giải pháp quan trọng để ngăn ngừa và “chống” biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Công tác tư tưởng đã tập trung vào việc giáo dục chính trị tư tưởng; tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, đặc biệt là tuyên truyền, định hướng dư luận, nhằm tạo sự thống nhất về tư tưởng đối với chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã xây dựng phong cách làm việc dân chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; gần gũi, tôn trọng nhân dân. Đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng,... ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Các cấp ủy cũng đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 34-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và Nghị quyết 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới gắn với thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 33 - NQ/TW cũa Ban Chấp hàng Trung ương về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Chủ động định hướng, cung cấp thông tin chính thống; kịp thời phản bác các thông tin sai trái, độc hại, phản động trên mạng Internet, trang mạng xã hội
[2].
Các cấp ủy thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình sinh hoạt đảng đi vào thực chất; việc ban hành nghị quyết theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, lĩnh vực đột phá, mang tính chiến lược. Chú trọng công tác tự phê bình và phê bình, xây dựng nội bộ trong sạch, vững mạnh;
giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và trong toàn Đảng bộ. Thường xuyên củng cố mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân, tạo điều kiện cho Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đoàn thể
[3].
Công tác kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và các Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, có sự chuyển biến tích cực. Công tác đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên được cấp ủy tập trung triển khai thực hiện tốt
[4]. Sau đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên, các cấp ủy đề ra kế hoạch củng cố, nâng chất
[5]; năng lực lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức cơ sở đảng được nâng lên, thể hiện rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị của tổ chức đảng.
Tập trung sắp xếp, kiện toàn tổ chức đảng gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII. Chú trọng xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực và uy tính, hoạt động có hiệu quả. Công tác kết nạp đảng viên đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng.
Thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nâng cao chất lượng công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị 07-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức các cấp của tỉnh Tiền Giang trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,
được các cấp ủy tập trung triển khai thực hiện chặt chẽ, thận trọng và hiệu quả. Công tác đánh giá cán bộ thực hiện đúng quy định và đúng thực chất, kết quả đánh giá phục vụ kịp thời cho công tác cán bộ Công tác quy hoạch cán bộ. Việc điều động, luân chuyển, phân công, bố trí cán bộ đúng quy định, đúng người, đúng việc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương; chính sách cán bộ được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm thực hiện, nhất là việc quản lý về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của đội ngũ cán bộ, đảng viên
Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đi vào nền nếp. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình kiểm tra, giám sát khoá X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy với tổ chức đảng và cơ quan có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.
Nhìn lại chặng đường 5 năm, trong bối cảnh công tác xây dựng đảng vừa được xem là việc làm thường xuyên, vừa phải đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức theo tinh thần chỉ đạo của Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các cấp ủy với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, chủ động, chặt chẽ, đã xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, góp phần lãnh đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đại biều toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đề ra. Kết quả đó không chỉ được thể hiện trong các chỉ số thống kê đơn thuần, mà nó được khẳng định trong thực tiễn đời sống của tỉnh. Đó là: kinh tế xã hội tiếp tục được phát triển, hạ tầng đô thị và nông thôn được đầu tư đồng bộ, sản xuất và đời sống của người dân có nhiều khởi sắc; lòng tin của cán bộ và nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy, sự điều hành của chính quyền được củng cố và nâng lên.