Trường Đại học Tiền Giang phát huy dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị

Thứ hai - 31/03/2025 03:52
Dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo tính khách quan, khoa học và phát triển tư duy sáng tạo trong công tác giáo dục chính trị. Ngày 25/4/2015, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 285-QĐ/TW về dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ quan đảng, nhà nước (viết tắt Quy định 285). Để thực hiện Quy định này, Đảng ủy Trường Đại học Tiền Giang đã lãnh đạo, chỉ đạo Ban Giám hiệu trường thực hiện dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị. Đồng thời, nhấn mạnh phát huy dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị không chỉ giúp nâng cao chất lượng nghiên cứu, mà còn tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia, góp phần vào việc nâng cao nhận thức các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong giảng dạy, học tập, ngoài xã hội trong thời gian tới khi đất nước trong kỷ nguyên vươn mình. Qua thực hiện Quy định 285, trường đạt được một số kết quả.

Đảm bảo quyền tham gia

Để đảm bảo quyền tham gia của các đối tượng liên quan, Đảng ủy trường lãnh đạo, chỉ đạo chi ủy các chi bộ các khoa, phòng, ban, trung tâm của trường triển khai, cán bộ, đảng viên, giảng viên, viên chức và sinh viên thực hiện:

Thứ nhất, tạo mọi điều kiện mọi cá nhân bày tỏ ý kiến, đề xuất sáng kiến về lý luận chính trị trong khuôn khổ nguyên tắc khuyến khích bày tỏ quan điểm, đóng góp ý kiến, nhất là trong học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị, kết luận của tỉnh, của trung ương. Tôn trọng sự đa dạng trong cách tiếp cận, nhưng vẫn đảm bảo bám sát quan điểm, đường lối của Đảng.

Thứ hai, các hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị, công tác nghiên cứu lý luận chính trị đảm bảo các quy định của Đảng và phù hợp với pháp luật hiện hành. Tôn trọng quyền tự do sáng tạo, độc lập suy nghĩ, kiến nghị, bảo lưu ý kiến cá nhân, đơn vị. Đồng thời, không được nói, viết, phát tán các nội dung có quan điểm sai trái với quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước.

Thứ ba, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, tư liệu nghiên cứu, văn kiện của Đảng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Thứ tư, khuyến khích sự tham gia của giảng viên trẻ và sinh viên trong các hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị, nhất là các đề tài, hội thảo, bài báo,…

Dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị

Để hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị, các cấp, các ngành luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, đảng viên, viên chức, hội viên, đoàn viên của trường tiếp cận, khai thác, sử dụng các tư liệu, tài liệu theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện tốt phát huy dân chủ trong hội họp, mỗi cán bộ, đảng viên đều được thảo luận, bàn bạc, tham gia ý kiến, phê bình, chất vấn. Người chủ trì luôn tôn trọng, bình đẳng đối với từng cá nhân tham gia; phát biểu kết luận đảm bảo tập trung, dân chủ. Việc tổ chức tiếp xúc, đối thoại, giải quyết các vấn đề cán bộ, đảng viên, viên chức và sinh viên được cấp ủy quan tâm, chú trọng. Các cuộc tiếp xúc, đối thoại mang tính chất cởi mở, thực sự lắng nghe, tiếp thu có chọn lọc ý kiến của cán bộ, đảng viên, giảng viên, viên chức, sinh viên trên tinh thần dân chủ, đảm bảo theo định hướng, chủ trương, đường lối của Đảng.

Các cơ quan, đơn vị chủ trì các hội thảo khoa học cấp quốc tế, cấp tỉnh và cấp trường được tổ chức tại trường đều mời đông đảo các tổ chức, cá nhân liên quan tham dự và tham gia thảo luận. Các ý kiến thảo luận đều đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng góp phần nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học của trường.

Ngoài ra, cấp ủy các cấp luôn quan tâm và thực hiện công khai, minh bạch trong việc cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị; cử giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào đầu mỗi năm học; thực hiện nghiêm quy trình nhận xét, đánh giá cán bộ đề cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

Nhiều hoạt động nổi bật

Công tác giảng dạy lý luận chính trị, nghiên cứu khoa học, phát huy dân chủ trong hoạt động nghiên cứu, trao đổi qua tọa đàm, hội thảo, viết bài đăng trên tạp chí trong, ngoài trường, website của trường, nhà trường tạo điều kiện cơ hội tiếp cận, khai thác, sử dụng và nghiên cứu các tư liệu, tài liệu của Đảng, Nhà nước tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường, nhằm giúp các đối tượng tìm hiểu, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho bản thân, đồng thời, luôn tuân thủ nghiêm quy định về lưu trữ văn bản và bảo mật thông tin.

Kết quả các bài viết, bài nghiên cứu được công khai đăng trên website của trường để mọi người có thể đọc, phản hồi nếu thông tin không chính thống. Theo đó, việc đánh giá, phản biện, tiếp nhận ý kiến được thực hiện minh bạch, khách quan, một số bài viết được đăng tải kết quả nghiên cứu lý luận trong nhóm công khai để các đối tượng tiếp cận và phản biện.

Việc sử dụng kết quả nghiên cứu lý luận chính trị được cấp ủy tiến hành chặt chẽ, chu đáo. Nhiều kết quả nghiên cứu này được áp dụng vào thực tiễn tại trường và các đơn vị thuộc trường. Các ý kiến phát biểu, báo cáo tham luận tại hội nghị, hội thảo, tiếp xúc, đối thoại,… được Đảng ủy, Ban Giám hiệu chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu, điều chỉnh, xây dựng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của trường, đơn vị. Từ năm 2015 đến nay, trường phê duyệt 05 đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến công tác nghiên cứu lý luận của trường.

Bên cạnh đó, Đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền, giảng dạy và quán triệt những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đến các đối tượng của trường, nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng và phương pháp luận khoa học trong hoạt động thực tiễn; củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên, viên chức và sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng.

Việc tổ chức giảng dạy các học phần lý luận chính trị cho sinh viên được thực hiện nghiêm. Việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng lấy người học làm trung tâm, quán triệt lồng ghép, cập nhật nội dung, kiến thức mới gắn với thực tiễn giảng dạy. Theo đó, việc đánh giá kết quả được thực hiện đảm bảo thiết thực, hiệu quả, thường xuyên suốt quá trình học tập.

Bên cạnh đó, trường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức lý luận chính trị cho giảng viên, sinh viên theo lệ kỳ. Đồng thời, tạo điều kiện và khuyến khích các giảng viên tham dự các buổi tập huấn, báo cáo chuyên đề, tham gia các hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này.

Tóm lại, để thực hiện tốt dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị, Trường Đại học Tiền Giang tiếp tục phát huy kết quả đạt được, đảm bảo quyền tham gia của mọi cá nhân, thực hiện công khai, minh bạch, tổ chức hội thảo khoa học, khuyến khích sáng tạo và ứng dụng công nghệ. Đồng thời, xác định việc phát huy dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị không những giúp nâng cao nhận thức chính trị, chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu, mà còn phát triển tư duy phản biện sáng tạo, góp phần xây dựng đường lối chính trị phù hợp chủ trương chung của Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn mới, nhất là trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Kim Truyện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập409
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm381
  • Hôm nay30,959
  • Tháng hiện tại118,994
  • Tổng lượt truy cập50,585,313
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây