Vai trò của Thanh niên trong đấu tranh phản bác các thông tin sai trái, xấu, độc về bệnh COVID-19

Thứ hai - 25/10/2021 00:20
Khoa học và công nghệ thông tin ngày nay đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, nó thực sự đã góp phần tích cực làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có tác động lớn tới nhận thức và hành động của thế hệ trẻ. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, trong khi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp để đẩy lùi dịch bệnh thì trên Internet, mạng xã hội vẫn xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt, giả mạo gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch bệnh cả nước nói chung và huyện Gò Công Đông nói riêng.

Các thế lực thù địch đã nắm bắt, lợi dụng tung những tin giả, tin đồn thất thiệt, thông tin xuyên tạc, bịa đặt, không có thật; chưa được lý giải, kiểm chứng về một sự kiện, hiện tượng, tình huống, hay vấn đề mà dư luận quan tâm. Xét về bản chất, những thông tin giả, tin đồn thất thiệt mang ý nghĩa tiêu cực, thường được sử dụng nhằm mục đích xấu, gây rối, chống phá, đi ngược lại quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và lợi ích của Nhân dân và thường tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên.

Với tư cách là “Đội dự bị tin cậy của Ðảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Ðảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh”, việc bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch, những thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh COVID-19 là nội dung cơ bản, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc tự giác, thường xuyên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Điều này trực tiếp đặt ra nhiệm vụ cho tổ chức Đoàn trong công tác giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng sử dụng mạng Internet an toàn, đặc biệt phải xây dựng cho được ý thức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thông tin xấu, độc của các thế lực thù địch về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên mạng xã hội, góp phần ổn định dư luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

* Nhận diện một số thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên internet, mạng xã hội trong tình hình dịch bệnh COVID-19

Sử dụng các thông tin giả, xuyên tạc, bịa đặt trước thời điểm nhạy cảm, khó khăn của đất nước như cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hiện nay thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các đối tượng đã thực hiện nhiều phương thức, thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc, tác động vào tư tưởng, tình cảm của người tiếp nhận, gây tâm lý hoang mang, dao động, hoài nghi của nhân dân đối với Đảng, gây bất ổn xã hội. Đa số các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng là: Thiết lập nhiều trang mạng, hội nhóm, tài khoản Facebook… để tán phát, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, kích động về tình hình dịch bệnh. Một số phương tiện truyền thông, mạng xã hội vẫn xuất hiện những thông tin bịa đặt, những giọng điệu lạc lõng như: Giấu dịch; cách ly tập trung là vi phạm; các thông tin gây sốc về số người chết do nhiễm COVID-19, hướng dẫn cách chữa trị tại nhà, kêu gọi người dân xa lánh kì thị những trường hợp F0,… Xuyên tạc lời kêu gọi đóng góp ủng hộ công tác phòng, chống dịch của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; dựng chuyện, bóp méo nhằm phủ nhận những thành tựu trong công tác phòng chống dịch của Đảng, của Chính quyền nước ta…

Điều đáng nói, bên cạnh các thế lực thù địch, trong và ngoài nước đang lợi dụng dịch COVID-19, tích cực hoạt động chống phá thì một bộ phận không nhỏ góp phần tạo ra và lan truyền những thông tin bịa đặt, đó là những cá nhân thích được nổi tiếng, được chú ý mà đa số các thế lực này lại nhắm vào tầng lớp thanh niên - vì thanh niên đa số đều sử dụng mạng xã hội. Họ bịa đặt ra các thông tin về dịch bệnh chỉ để thỏa mãn nhu cầu, để “câu view”, “câu like” mà không lường hết hậu quả gây ra. Nhiều trường hợp đã cắt ngắn những thông tin chính thống, thêm, bớt và chia sẻ những thông tin sai sự thật, thậm chí là thông tin của các trang mạng phản động trên trang Facebook cá nhân, vô tình tiếp tay cho việc lan truyền thông tin sai sự thật trên không gian mạng. Những thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh; kích động người dân đình công, ngừng buôn bán, tích trữ lương thực, thực phẩm... Mục đích của các đối tượng này là nhằm gây hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, tạo ra tình trạng bất ổn, chia rẽ trong nội bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch của Đảng, Chính phủ và các địa phương.

* Các giải pháp trong việc nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong thanh niên và công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thông tin xấu, độc trên Internet

1. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và tinh thần chủ động đấu tranh của đoàn viên, thanh niên trong tình hình mới

Đẩy mạnh việc học tập, quán triệt Cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược của Đảng, Nhà nước để củng cố vững chắc nền tản tư tưởng trong nhận thức, phân tích, đánh giá và hoạt động thực tiễn, nhằm đấu tranh chống lại quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động; Tăng cường giáo dục, phổ biến cho đoàn viên, thanh thiếu niên hiểu biết đầy đủ, đúng đắn về cách thức, hoạt động và nội dung chống phá của các thế lực thù địch trên mạng Internet, nhất là những tin tức về tình hình dịch bệnh COVID-19. Nâng cao trình độ, kiến thức, bản lĩnh chính trị cho ĐVTN nhất là kỹ năng sử dụng mạng xã hội, làm cho mọi người dân có thể tự thẩm định, đánh giá các thông tin; nhận diện, phân biệt được đâu là tin thật, đâu là tin giả, tin độc hại, tăng cường khả năng “đề kháng” trước những thông tin tiêu cực, xuyên tạc, bịa đặt, đồng thời tích cực đấu tranh phản bác các thông tin đó. Chỉ dẫn, tuyên truyền cho ĐVTN nắm rõ thông tin nào thông tin chính thống, những thông tin đã được Đảng và Nhà nước ban hành và có hiệu lực, những tin tức cung cấp từ cơ quan chính quyền, cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19. Công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin cần phải kịp thời, thường xuyên, chính xác, đầy đủ.

2. Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, truyền thông, báo chí, tuyên truyền trong định hướng dư luận đúng đắn cho đoàn viên thanh niên

Công tác phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin, xử lý thông tin, giúp cho công tác phát hiện, phân tích mức độ, diễn biến, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch được nhanh chóng, chính xác và lựa chọn phương án đấu tranh trên mạng xã hội kịp thời, hiệu quả nhất. Đa dạng hóa nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Chủ động, kịp thời cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin chính thống về diễn biến dịch bệnh, các biện pháp phòng chống và kết quả đạt được để cán bộ, đảng viên và ĐVTN phân biệt và nhận diện rõ những thông tin giả mạo, tin đồn thất thiệt ngăn chặn tác động tiêu cực của nó trong cộng đồng. Chủ động phối hợp với cơ quan báo chí, truyền thông, nhất là hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở; tận dụng tốt những tiện ích của internet, mạng xã hội để kết nối thông tin đến mọi người dân, đảm bảo thông tin chính thống giữ vững vai trò chủ đạo, định hướng dư luận.

3. Lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ viết bài đăng lên website, trang mạng xã hội để phản bác lại những luận điệu của thế lực thù địch và định hướng tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên

Trên tinh thần chỉ đạo, định hướng của Huyện ủy. Ban Thường vụ Huyện Đoàn đã thành lập và thường xuyên kiện toàn, củng cố tổ nắm bắt, phản ánh và định hướng tư tưởng, dư luận xã hội trong đoàn viên thanh thiếu niên qua mạng Internet, mạng xã hội. Chú trọng, tập trung xây dựng, bồi dưỡng lực lượng nòng cốt là những cán bộ, đảng viên trẻ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ lý luận, có khả năng diễn đạt, có nhiệt huyết, quyết tâm; Chú trọng tham gia nắm bắt dư luận xã hội trên internet, thông tin phản ánh được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều kênh thông tin khác nhau. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tham gia mạng xã hội cùng thanh niên, hiểu thanh niên, nắm bắt nhu cầu của thanh niên, từ đó định hướng cho thanh niên sử dụng trang mạng xã hội đúng cách và hiệu quả nhất; Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên mạng xã hội, góp phần tạo ra trào lưu, xu hướng đăng tải, chia sẻ thông tin tích cực trên mạng xã hội. Phối hợp mở các lớp bồi dưỡng, các lớp tập huấn, kỹ năng, nghiệp vụ công tác; kỹ năng xử lý tình huống, tham gia giải quyết các “điểm nóng”, các vấn đề về công tác phòng chống dịch bệnh nảy sinh trong xã hội và trong từng đối tượng đoàn viên, thanh niên; Định kỳ, hàng quý tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ lý luận trẻ, hoạt động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch trên không gian mạng.

4. Tuyên truyền về áp dụng các biện pháp chế tài trong lĩnh vực Internet, mạng xã hội

Tăng cường công tác quản lý trên lĩnh vực thông tin, truyền thông; tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng. Thực hiện các biện pháp cụ thể để quản lý, giám sát, xử lý triệt để thông tin giả, tin đồn thất thiệt. Phối hợp tốt với các nhà cung cấp thông tin để ngăn chặn, xử lý các hành vi phạm pháp luật, tung tin sai sự thật gây hoang man cho dư luận trong tình hình hết sức nhạy cảm của dịch bệnh COVID-19 . Đối với cán bộ, đảng viên trẻ như: Quy định 19 điều đảng viên không được làm; Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm đều có những quy định rất chi tiết về phát ngôn, quản lý thông tin, không cho phép a dua, hùa theo những quan điểm lệch lạc, sai trái. Đối với đoàn viên, thanh niên: Cần nắm vững và tuân thủ các quy định của Luật An ninh mạng. Mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh niên cần biến trang mạng xã hội của mình thành một kênh thông tin, tuyên truyền thường xuyên những thông tin chính thống về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, chủ động và thường xuyên tham gia phân tích, bình luận, chia sẻ các bài viết về những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, những mô hình mới, cách làm hay của các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân trong tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước.

Chủ động, kịp thời đấu tranh, phản bác những bài viết có nội dung vu khống, thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc sự thật, nhất là trên không gian mạng. Xử lý nghiêm đối với những trường hợp đăng tải, phát tán những thông tin xuyên tạc, bịa đặt. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và có biện pháp xử lý thích đáng đối với những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị lợi dụng tình hình dịch bệnh đưa ra thông tin giả, tin đồn thất thiệt gây hoang mạng dư luận, ảnh hướng tới những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Tóm lại, nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin giả mạo, bịa đặt là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, góp phần loại bỏ thông tin tiêu cực, xây dựng một không gian mạng lành mạnh, hữu ích cho xã hội của Đoàn viên thanh niên. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự thống nhất trong Đảng, toàn quân, toàn dân quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, đưa nước ta vượt qua đại dịch COVID-19.

Nguyễn Thanh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập294
  • Máy chủ tìm kiếm75
  • Khách viếng thăm219
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,674,031
  • Tổng lượt truy cập40,043,407
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây