Một số kinh nghiệm từ công tác GDLLCT cho đảng viên ở Tiền Giang

Thứ hai - 04/07/2016 21:00
Công tác giáo dục lý luận chính trị (GDLLCT) luôn là nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Thông qua công tác này, Đảng truyền bá cương lĩnh, đường lối, chính sách, xây dựng niềm tin, định hướng đúng đắn, thúc đẩy con người tích cực lao động sáng tạo để thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng; xây dựng đời sống văn hoá, con người mới; xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Bế giảng Lớp bồi dưỡng LLCT cho cán bộ Đoàn ở TTBDCT huyện Cái Bè. Ảnh: Bé Nhỏ
Bế giảng Lớp bồi dưỡng LLCT cho cán bộ Đoàn ở TTBDCT huyện Cái Bè. Ảnh: Bé Nhỏ
Trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác GDLLCT gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo được sự chuyển biến tích cực, góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng góp phần ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tự giác, gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu.
 
Một số kết quả nổi bật
 
Công tác bồi dưỡng, GDLLCT cho đảng viên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, công tác GDLLCT có sự chuyển biến cả về số lượng và chất lượng, đạt được những kết quả quan trọng. Theo báo cáo của Trường Chính trị và Ban Tuyên giáo các huyện, thành, thị trong tỉnh Tiền Giang, trong 5 năm (từ 2011 đến 2015), tỉnh đã tổ chức được 42 lớp trung cấp LLCT với 3.079 học viên, 44 lớp sơ cấp lý luận chính trị với 2.642 học viên, 134 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới với 9.676 học viên và 1.254 lớp bồi dưỡng LLCT cho các tổ chức chính trị - xã hội với 117.972 lượt học viên dự.
 
Thông qua các chương trình GDLLCT như: chương trình trung cấp, sơ cấp LLCT cho đảng viên; chương trình bồi dưỡng cho đảng viên mới; chương trình bồi dưỡng chuyên đề của Trung ương; bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên ở cơ sở; bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy LLCT tại các trường và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện; bồi dưỡng LLCT cho cán bộ tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở… với các nội dung trọng tâm: bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng của Đảng; quán triệt cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ, đường lối đổi mới của Đảng, các nghị quyết Trung ương, của Đảng bộ tỉnh…
 
Công tác nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, kết luận của Đảng được quan tâm đổi mới. Đội ngũ cán bộ lý luận được đào tạo, bồi dưỡng phát triển. Việc phát huy dân chủ, tự do sáng tạo trong nghiên cứu lý luận được coi trọng. Bên cạnh đó, Tỉnh uỷ cũng đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị điện tử như máy chiếu, máy vi tính, lắp đặt truyền hình kỹ thuật số Mytivi… phục vụ cho công tác nghiên cứu quán triệt các nghị quyết Trung ương và địa phương, giảng dạy và học tập tại Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm BDCT cấp huyện.
 
Một số kinh nghiệm
 
Đạt được những kết quả trên là do Đảng bộ tỉnh Tiền Giang thực hiện tốt các công tác sau:
 
Một là, phát triển đội ngũ cán bộ GDLLCT, nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu, giảng dạy.
 
Do điều kiện khách quan ở một số Trung tâm bồi dưỡng chính trị của các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh chưa thể tăng biên chế giảng viên chuyên trách, các đơn vị đã tiến hành ngay việc kiện toàn đội ngũ giảng viên kiêm chức, lựa chọn những cán bộ thực sự có năng lực, trình độ và khả năng truyền đạt tốt. Hình thành đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh và các lớp cán bộ kế tiếp, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị của Đảng trước mắt và lâu dài.
 
Bên cạnh đó, cấp ủy các cấp mở các lớp đào tạo tại chỗ, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các phong trào thi đua trong giảng dạy như hội thao, hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi… nhằm phát huy trí tuệ, năng lực sáng tạo của cán bộ có trình độ chuyên môn cao và bản lĩnh chính trị vững vàng.
 
Hai là, đổi mới nội dung và phương pháp GDLLCT theo định hướng cơ bản là tăng cường tính thuyết phục, hiệu quả, nâng cao tính chủ động và tính chiến đấu.
 
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực, chắt lọc những nội dung cốt lõi để truyền đạt cho học viên và có thể khơi dậy tính chủ động của người học. Tạo điều kiện giúp giảng viên lý luận chính trị có những bước đột phá trong việc xây dựng, sử dụng bài giảng điện tử, phần mềm dạy - học. Chuyển hướng mạnh mẽ từ thông tin một chiều, định hướng từ trên xuống sang chú trọng phương châm thông tin hai chiều, tăng cường đối thoại, lắng nghe, đặc biệt thông tin từ cơ sở lên, nhằm định hướng đúng trên cơ sở nắm vững thực tiễn, thông tin chuẩn xác.
 
Ba là, thực hiện tốt công tác điều tra và nắm bắt dư luận xã hội.
 
Xây dựng đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hàng tháng tổ chức hội nghị giao ban cộng tác viên dư luận xã hội để kịp thời nắm bắt tình hình tâm trạng, tư tưởng, thái độ, nguyện vọng của các tầng lớp xã hội trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội nhất là các vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Qua đó, chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền xử lý kịp thời các vấn đề bức xúc, nhạy cảm phát sinh, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực cơ hội, thù địch.
 
Bốn là, định hướng công tác tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Yêu cầu cán bộ đảng viên phải thường xuyên, tự giác học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác.
 
Năm là, nâng cao nhận thức về yêu cầu phải thường xuyên và tự giác trong học tập lý luận chính trị.
 
Thực hiện nghiêm túc Quy định 54-QĐ/TW ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị về chế độ học tập LLCT trong Đảng, Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu lý luận đến năm 2030”. Khắc phục có hiệu quả tình trạng lười học tập, ngại học tập lý luận chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. 

Hà Thoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập443
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm422
  • Hôm nay95,755
  • Tháng hiện tại1,175,221
  • Tổng lượt truy cập34,760,866
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây