Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Ngọc Thuận học Bác về thi đua dạy tốt học tốt

Thứ bảy - 13/01/2024 06:42
Xác định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên, liên tục, suốt đời, nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Ngọc Thuận (sinh 1969), giáo viên bộ môn Hóa học của Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đắc Thắng (huyện Gò Công Tây) đã không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện hoàn thiện bản thân trong cuộc sống thường ngày cũng như trong công tác, cống hiến sức lực, trí tuệ của mình để góp phần đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện nhà không ngừng phát triển.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Thuận hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Thuận hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Với tác phong nhanh nhẹn, tháo vát cùng giọng nói rõ ràng, truyền cảm, tiết học môn Hóa học tưởng chừng như rất đơn điệu đối với các em học sinh, đã trở nên sinh động, cuốn hút qua cách hướng dẫn linh hoạt, gợi mở của cô. Đây cũng là mục tiêu giáo dục mà cô luôn hướng tới suốt thời gian qua. Thực hiện phương pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”, cô luôn cố gắng tạo điều kiện để giúp học sinh hứng thú với mỗi tiết học.

Cô Thuận sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống nhà giáo. Từ nhỏ, cô đã nuôi ước mơ trở thành một cô giáo. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Hóa - Địa của Trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang năm 1990. Năm 1991 cô được phân công về giảng dạy tại Trường Tiểu học Thạnh Nhựt 2, đến năm 1996 cô chuyển công tác về Trường THCS Thạnh Nhựt (nay là Trường THCS Nguyễn Đắc Thắng) phụ trách giảng dạy bộ môn Hóa học. Hơn 30 năm đứng trên bục giảng, nhưng cô Thuận vẫn rất đam mê với công tác giảng dạy như lúc mới vào nghề.

Để có được những bài giảng hay, những giờ dạy tốt, những trang giáo án có chất lượng để truyền đạt cho các em học sinh, hàng ngày, sau mỗi giờ lên lớp, cô Thuận luôn trau dồi kiến thức chuyên môn bằng việc tự học, tự nghiên cứu sách vở tài liệu, tìm kiếm thông tin trên mạng hay ngay tại thư viện của nhà trường để tích lũy kiến thức. Đồng thời, chủ động áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng một cách sinh động, phù hợp; lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với trình độ, năng lực của học sinh.

Thấm nhuần những điều Bác dạy “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, cô Thuận luôn trăn trở, đầu tư tâm huyết xây dựng từng bài giảng. Đối với môn Hóa học, cô đã áp dụng giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành; quan tâm đến các học sinh chậm trí. Cô đã sử dụng bản đồ tư duy, ứng dụng công nghệ thông tin, đồ dùng dạy học để minh họa cho những bài giảng, tạo ra những tiết học sinh động, thực tế, giúp học sinh tiếp thu bài học dễ dàng. Đồng thời, cô chịu khó nghiên cứu để làm ra các đồ dùng dạy học, các đề tài sáng kiến kinh nghiệm phục vụ công tác giảng dạy. Qua đó, nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ và nắm chắc bài giảng, giúp các em ghi nhớ nội dung bài tốt hơn.

Khác với lối dạy học truyền thống, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, cô Thuận đã chủ động nghiên cứu, linh hoạt đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp cho các tiết học trở nên sinh động, cuốn hút học sinh thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, đưa các hình ảnh trực quan vào trong dạy học; tổ chức ôn tập kiến thức dưới dạng trò chơi học tập; hướng dẫn học sinh thực hành các thí nghiệm gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, cô Thuận còn sử dụng phương pháp dạy học tích cực, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh tìm tòi, suy nghĩ, phát biểu xây dựng bài học, nhờ đó học sinh của cô sớm hình thành thói quen tự học, làm chủ kiến thức.

Để dạy tốt, giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo môi trường học tập thân thiện để học sinh tích cực học tập. Ngoài việc dạy về kiến thức, giáo viên còn phải rèn cho học sinh có nền nếp, ý thức tự học và giáo dục kỹ năng sống. Chính vì vậy, bản thân tôi luôn nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo qua sách báo, thông tin đại chúng, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, thông qua dự giờ trao đổi chuyên môn, để vận dụng linh hoạt vào môn học của mình thành công hơn, nhằm giúp học sinh dễ hiểu và dễ nhớ bài, cô Thuận cho biết.

Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, cô Thuận vận dụng phương pháp lý thuyết đi đôi với thực hành và minh họa bằng thực tiễn; đồng thời kết hợp sử dụng nhiều đồ dùng dạy học. Bên cạnh đồ dùng dạy học của nhà trường, cô đã mài mò nghiên cứu tự làm nhiều đồ dùng dạy học để giúp các em tiếp thu bài dễ dàng hơn. Trong giảng dạy, cô luôn tạo điều kiện cho các em phát huy tính sáng tạo để phát triển trí tuệ, tổ chức cho các em làm việc theo nhóm để giúp các em có cơ hội trao đổi, hợp tác và phát triển tư duy. Từ đây, cô đã ghi tên mình với 20 đề tài sáng kiến, kinh nghiệm cải tiến phương pháp giảng dạy được các cấp công nhận. Chất lượng bộ môn mỗi năm đều đạt tỉ lệ cao.

Điển hình, sáng kiến sơ đồ “Tính chất hóa học và mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ” đạt giải cấp tỉnh. Theo cô Thuận, thông qua hoạt động của sơ đồ, học sinh tích cực hoạt động nhóm tự tìm ra kiến thức mới, hiểu và khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của Oxít, Axít, Bazơ, Muối, Kim loại, Phi kim và thấy được mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ một cách có hệ thống. Đồng thời, giúp giáo viên quản lý tốt lớp học, bám sát từng đối tượng học sinh, tỉ lệ học sinh đạt kết quả thực hành khá giỏi tăng, tỉ lệ học sinh yếu giảm so với năm học trước.

Là một giáo viên giỏi cấp tỉnh, cô Thuận luôn đổi mới tư duy, tích cực học hỏi tự hoàn thiện các kĩ năng của một người giáo viên. Nắm vững các phương pháp dạy học tích cực theo phương châm lấy người học làm trung tâm, trong các bài giảng cô cũng luôn tìm những lời giảng sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. “Thực hiện lời dạy của Bác, dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt, bản thân tôi luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan, đơn vị, có tinh thần, thái độ, ý thức, trách nhiệm phục vụ học sinh, không ngại khó, ngại khổ, luôn vươn lên trước những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ”, cô Thuận nói.

Nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi với trình độ chuyên môn vững vàng nhưng cô Thuận vẫn không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp; tham khảo các loại tài liệu, sách báo để nâng cao kiến thức; tham gia các khóa học tập huấn nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Song, cô cũng luôn tích cực tham gia vào các phong trào thi đua và các Cuộc vận động của ngành như: “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;... Ngoài việc dạy giỏi, cô Nguyễn Thị Ngọc Thuận còn tích cực với các hoạt động phong trào của nhà trường, là một “cây văn nghệ” của trường.

Trong giảng dạy, cô luôn chú ý xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, vừa ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, tác động đến tất cả học sinh trong lớp, để em học sinh nào cũng có thể tham gia trả lời câu hỏi đặt ra. Đồng thời, cô luôn đưa ra những câu hỏi, tình huống xảy ra trong tiết dạy để tạo hứng thú, khắc sâu kiến thức cho học sinh và phát huy tốt năng lực tự học của bản thân. Trong quá trình giảng dạy, cô Thuận luôn thể hiện rõ được nội dung, yêu cầu bài giảng một cách thiết thực. Vì vậy, cô luôn được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh tin yêu, quý mến.

Bên cạnh đó, cô Thuận còn phải thực hiện tốt quy chế chuyên môn và kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh luôn công tâm, trung thực, khách quan. Cô chủ động chỉ cho các học sinh thấy được những ưu điểm cũng như những yếu kém của mình để có biện pháp khắc phục kịp thời. Đối với những học sinh có phần chưa ngoan, cô không rầy la hay trách phạt. Thay vào đó, cô sẽ kể một câu chuyện liên quan đến lỗi lầm mà các em phạm phải, nhất là các câu chuyện về Bác Hồ dạy về sự tiết kiệm, quý trọng thời gian, để từ những câu chuyện đó các em sẽ nhận ra lỗi sai mà rút kinh nghiệm cho bản thân. Điều đó cho thấy, từ kiến thức chuyên môn vững vàng, phương pháp giảng dạy lôi cuốn, cô khiến học sinh luôn cảm thấy đam mê, sáng tạo trong mỗi giờ học Hóa. Bên cạnh đó, Cô Thuận luôn quan tâm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn có ý chí vươn lên trong học tập.

Là một giáo viên gương mẫu, bản thân cô Thuận không ngừng “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và luôn lấy đó làm nền tảng để áp dụng cho công việc giảng dạy của mình. Cô cho biết: “Muốn dạy tốt, học sinh học tốt, người giáo viên phải có tâm huyết, có lòng nhiệt tình, say mê nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Quan trọng hơn là phải có đạo đức nhà giáo trong sáng để học sinh noi theo. Thành công nhất của tiết học là người giáo viên phải nắm vững kiến thức, truyền thụ kiến thức đến cho học sinh bằng tất cả tình cảm, tâm huyết của mình. Có như vậy, tiết dạy mới mang lại tính hiệu quả giáo dục cao”.

Với những đóng góp tích cực trong sự nghiệp “trồng người”, cô vừa được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cùng nhiều Bằng khen của UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Võ Văn Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập959
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm944
  • Hôm nay72,312
  • Tháng hiện tại1,204,959
  • Tổng lượt truy cập34,790,604
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây