Hướng dẫn thiết lập, bảo vệ và mở rộng “Vùng xanh” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Thứ hai - 23/08/2021 08:01

Hướng dẫn thiết lập, bảo vệ và mở rộng “Vùng xanh”  trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như giữ vững thành quả phòng, chống dịch Covid -19 trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Hướng dẫn 261/HD-UBND ngày 22/8/2021 hướng dẫn thiết lập, bảo vệ và mở rộng “Vùng xanh” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 
Theo đó, việc thiết lập, tổ chức bảo vệ, đảm bảo các hoạt động trong “Vùng xanh” được UBND tỉnh hướng dẫn như sau:

Thiết lập “vùng xanh”

“Vùng xanh” là vùng an toàn, chưa phát sinh dịch bệnh hoặc đã phát sinh dịch bệnh nhưng đã được kiểm soát qua ít nhất 14 ngày không phát sinh các trường hợp nghi nhiễm, nhiễm mới. Phạm vi “vùng xanh” do Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch các cấp xác định dựa vào địa giới hành chính, điều kiện tự nhiên, phạm vi mức độ nguy cơ trong phòng, chống dịch COVID-19, gồm: “vùng xanh” ấp/khu phố; “vùng xanh”  liên ấp/khu phố; “vùng xanh” cấp xã; “vùng xanh” liên xã; “vùng xanh” cấp huyện; “vùng xanh” liên huyện; “vùng xanh” liên tỉnh. Tuy nhiên, đối với “vùng xanh” được xác định phạm vi rộng phải được chia ra thành nhiều khu vực nhỏ để vừa đảm bảo về công tác quản lý kiểm soát người ra vào “vùng xanh” vừa đảm bảo tuyến giao thông để vận chuyển hàng hóa, lưu thông phục vụ cấp cứu, chữa cháy và yêu cầu khẩn cấp khác.

Tổ chức bảo vệ, đảm bảo các hoạt động trong “vùng xanh”

- Ban hành và niêm yết nội quy “vùng xanh” tại các chốt kiểm soát và thông báo đến từng hộ dân, được tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh cơ sở, qua tuyên truyền của các Tổ Covid cộng đồng, Tổ Nhân dân tự quản, các tổ chức quần chúng để người dân nhận thức và xác định rõ trách nhiệm cùng thực hiện.

- Thiết lập chốt kiểm soát tại lối ra - vào “vùng xanh” 24/24 giờ tại các tuyến đường phụ, đường nhánh phải được phong tỏa cứng, lối ra vào khu vực có nguy cơ cao hoặc nguy cơ rất cao. Đồng thời, triển  khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kiểm soát người ra - vào các chốt kiểm soát.

- Phát huy tối đa tính tự quản của nhân dân và huy động lực lượng tại chỗ, nồng cốt là Công an, Quân sự, Bộ đội Biên phòng, các ban, ngành, đoàn thể các cấp, lực lượng tình nguyện viên tham gia bảo vệ “vùng xanh”.

- Kiểm soát “vùng xanh” theo nguyên tắc “giữ chặt, kiểm soát nghiêm”, cụ thể: người dân trong “vùng xanh” thực hiện nghiêm quy định 5K trong giao tiếp, mua bán, trao đổi hàng hóa; khi giao dịch với bên ngoài phải thực hiện tại các chốt kiểm soát ra - vào “vùng xanh” (đảm bảo 5K, khử khuẩn hàng hóa). Trong trường hợp ra ngoài “vùng xanh” khi cần thiết phải có giấy xác nhận của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch các cấp; khi trở về phải có giấy test nhanh âm tính còn trong thời gian 3 ngày, tự theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày và phải báo ngay cho y tế địa phương khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở... để kịp thời xử lý. Trừ lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch các cấp; công chức, viên chức làm nhiệm vụ được cơ quan nhà nước thẩm quyền phân công; các trường hợp khẩn cấp, cấp cứu; nhân viên giao hàng, cung cấp thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, sửa chữa thiết bị phương tiện trong trường hợp khẩn cấp... do Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid -19 cấp thiết lập “vùng xanh” quyết định. Khử khuẩn phương tiện trước khi vào “vùng xanh”  và phải thực hiện nghiêm quy định 5K khi vào vùng xanh; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong “vùng xanh” phải thực hiện theo quy định hiện hành của UBND tỉnh, trước mắt là thực hiện theo phương án “3 tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến”.

- UBND các cấp chỉ đạo, tổ chức thiết lập các điểm cung ứng lương thực, thực phẩm theo nguyên tắc khu vực nào cung ứng cho khu vực đó hoặc tổ chức mô hình đi chợ thay hoặc tổ chức phân phối thực phẩm cho người dân.

- Tiến tới đẩy lùi dịch bệnh, mở rộng “vùng xanh”: UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua “Giữ chắc “vùng xanh”, xanh hóa “vùng đỏ”[1] trên địa bàn, từng bước chuyển hóa “vùng đỏ” thành “vùng cam”[2], từ “vùng cam” thành “vùng vàng”[3], từ “vùng vàng” thành “vùng xanh”. Phối hợp với các địa phương giáp ranh “vùng xanh” tổ chức bảo vệ, tổ chức chuyển hóa địa bàn giáp ranh thành “vùng xanh” theo phương pháp “vết dầu loang”; Sở Y tế hướng dẫn các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát diện rộng để nhanh chóng tách F0 ra khỏi cộng đồng; phục vụ có hiệu quả việc chuyển hóa các vùng thành “vùng xanh”.

Nhiệm vụ thiết lập, bảo vệ, mở rộng vùng xanh

UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện trong công tác khoanh vùng, thu hẹp khu vực có dịch, tiến tới đẩy lùi dịch bệnh trên diện rộng, đặc biệt khuyến khích sáng tạo nhiều mô hình mới, cách làm hay trong việc thiết lập bảo vệ và mở rộng “vùng xanh”. Bên cạnh đó, yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền về nội quy, phạm vi, vị trí “vùng xanh” cho người dân hiểu rõ và cùng chung tay thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19  trong thời gian tới.                                                                                                  
 

[1] “Vùng đỏ” là vùng có mức độ nguy cơ rất cao.
[2] “Vùng cam” là vùng có mức độ nguy cơ cao.
[3] “Vùng vàng” là vùng có mức độ nguy cơ.

Hà Thoa

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập275
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm241
  • Hôm nay95,137
  • Tháng hiện tại1,965,857
  • Tổng lượt truy cập40,335,233
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây