Tiền Giang: Tập trung lãnh đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW

Thứ sáu - 13/12/2024 04:28
Tiền Giang là tỉnh ven biển, trải dài trên bờ bắc sông Tiền, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 2.510,5 km², dân số hơn 1,79 triệu người; phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía Đông Bắc giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bến Tre.
Tỉnh Tiền Giang tổ chức họp Ban Chỉ đạo. Ảnh: Văn Hưng.
Tỉnh Tiền Giang tổ chức họp Ban Chỉ đạo. Ảnh: Văn Hưng.
Tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện (08 huyện, 02 thành phố, 01 thị xã); 164 đơn vị hành chính cấp xã (135 xã, 21 phường, 8 thị trấn). Đảng bộ tỉnh có 15 đảng bộ trực thuộc (11 đảng bộ cấp huyện, Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, 03 Đảng bộ lực lượng vũ trang: Công an tỉnh, Quân sự tỉnh, Biên phòng tỉnh). Toàn tỉnh có 763 tổ chức cơ sở đảng (280 đảng bộ, 483 chi bộ), 2.670 chi bộ trực thuộc và 53.475 đảng viên.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn hệ thống chính trị triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đạt kết quả quan trọng, góp phần tinh gọn tổ chức, tỉnh giản biên chế, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Tuy nhiên, với yêu cầu của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kết quả trên chưa thật sự hiệu quả. Thực hiện nhất quán quan điểm của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.

Về quan điểm chỉ đạo, cần đảm bảo nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; bám sát quan điểm, chủ trương, quy định, hướng dẫn của Trung ương trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bảo đảm sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, toàn diện của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị trong tỉnh; xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là người đứng đầu. Phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả. Lãnh đạo tập trung, thống nhất; thực hiện thường xuyên, liên tục, tích cực, mạnh mẽ, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp. Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; gắn sắp xếp tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tinh giản biên chế và cải cách hành chính, cải cách chê độ công vụ, công chức. Thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Mô hình và quy mô tổ chức bộ máy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

Việc tổ chức sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy, tổ chức đảng trong sắp xếp tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ theo đúng quy định của Đảng và của pháp luật. Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp tổ chức, bố trí cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm mục tiêu đề ra. Cán bộ, công chức, viên chức phải chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức và quyết định của cấp có thẩm quyền.

Đồng thời, việc sắp xếp, bố trí cán bộ phải được thực hiện nghiêm túc, thận trọng, khoa học, chặt chẽ; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, có nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Bố trí, sử dụng cán bộ có năng lực nổi trội, có trách nhiệm, tâm huyết với công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính Nhà nước phải đảm bảo không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới, nhất là các nhiệm vụ liên quan đến việc phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tổ chức hợp lý các cơ quan hoạt động theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.

Thực hiện tinh gọn tổ chức bên trong của từng cơ quan, đơn vị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mới để thực hiện việc bố trí, sắp xếp nhân sự, tinh giản biên chế và cơ cấu lại hợp lý. Việc lựa chọn, sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào năng lực, sở trường, uy tín, kinh nghiệm công tác, kết quả sản phẩm công việc cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ công tác mới, nhất là đối với người đứng đầu. Đồng thời, phải đảm bảo chức danh theo quy định của Đảng, của pháp luật, gắn với cơ cấu và quy hoạch để chuẩn bị tốt cho công tác nhân cấp uỷ sự Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Do số lượng cơ quan, đơn vị phải sắp xếp nhiều, phạm vi tác động rộng, không tránh khỏi sự tác động đến tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những người đang giữ chức vụ lãnh đạo. Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện việc sắp xếp; đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức viên chức

Trong gian tới, tiếp tục hoàn thiện tổ chức của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của tỉnh theo yêu cầu Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII và Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 26/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Đồng thời điều chỉnh hợp lý về phân công quản lý nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực, khắc phục chồng chéo, trùng lấp về chức năng, nhiệm vụ giữa các sở, ban, ngành. Đảm bảo một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính, khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực. Khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý. Việc sáp nhập giúp tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các chính sách, đảm bảo sự quản lý thống nhất của các dự án đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Cùng với việc tinh gọn tổ chức sẽ sắp xếp lại các tổ chức bên trong của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh để bộ máy thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Qua đó, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với việc tinh giản biên chế để nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

Tố Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập296
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm262
  • Hôm nay83,137
  • Tháng hiện tại2,667,690
  • Tổng lượt truy cập43,463,669
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây