Chí sĩ Đặng Văn Thạnh (1830 - 1899)

Chủ nhật - 03/11/2024 22:17
Đặng Văn Thạnh sinh năm 1830, người thôn Trà Tân, huyện Kiến Đăng, trấn Định Tường (nay là xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), trong một gia đình nhà Nho.

Năm 1855, ông đỗ cử nhân hạng tư tại trường thi hương Gia Định; nên thường được gọi là Cử Thạnh. Sau đó, ông được triều đình bổ làm Huấn đạo (người trông coi lĩnh vực giáo dục) huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay là vùng đất Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Mấy năm sau, ông lần lượt trải qua các chức vụ Kinh lịch, Thông phán, Tri huyện Phong Thạnh, tỉnh An Giang.  Đầu năm 1861, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là Gia Định, Định Tường và Biên Hòa, ông chuyển ra làm Tri huyện Tuy Phong, rồi Bố Chính tỉnh Bình Thuận.

Cuối năm 1861, với lòng yêu nước nhiệt thành, ông xin từ quan và tập hợp một số người thân tín theo đường biển đi về Nam tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nhưng khi đi ngang vùng biển Cần Giờ (nay là huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh), ông bị thực dân Pháp bắt.

Biết ông là người nổi tiếng và có ảnh hưởng sâu rộng trong giới quan lại, trí thức yêu nước và nhân dân, chính quyền thực dân giao ông cho tổng đốc Đỗ Hữu Phương, quản thúc để dễ bề mua chuộc, dụ dỗ. Song, ông đã khẳng khái từ chối mọi sự hợp tác với chính quyền thực dân và lên án Đỗ Hữu Phương là kẻ bán nước cầu vinh, cam tâm làm tay sai cho giặc.

Sau đó, ông trốn thoát khỏi nhà Đỗ Hữu Phương ở Chợ Lớn và đi về Mỹ Tho tìm cách bắt liên lạc với phong trào kháng chiến do Nguyễn Hữu Huân lãnh đạo. Thế nhưng, một lần nữa, ông lại bị địch bắt. Bọn chúng giam lỏng ông ở nhà của tổng đốc Trần Bá Lộc ở Cái Bè. Sống trong cảnh “cá chậu chim lồng”, ông phát sinh tâm bệnh. Do đó, ông được trả về quê nhà. Tại đây, ông dồn hết tâm huyết và trí lực sáng tác thơ văn và câu đối để tỏ rõ khí tiết của mình, châm biếm bọn Việt gian và  tố cáo chế độ thực dân Pháp; đồng thời, ông còn mở lớp dạy học nhằm góp phần mở mang dân trí cho địa phương và rèn đúc tinh thần yêu nước cho môn sinh.

Năm 1899, ông lâm trọng bệnh và từ trần. Trước lúc mất, ông sáng tác bài thơ Khuê oán để giãi bài tâm sự của mình:

Trương phu vạn lý ngụ sơn khê,
Tứ vọng du du nguyệt ảnh tê.
Nhất nẫm kiều hoành “Thất tịch” thước,
Tam thu lệ vĩnh, ngũ canh khê.
Bá thiên âm tín song tương trở.
Thốn xích công tư, bán bất tề.
Lục hiệp hốt lai, xuân cửu thập,
Nhập song đối thoại, nhị quyên đề.

Bản dịch trong quyển Địa chí Cai Lậy (2010):

Trượng phu muôn dặm ngụ sơn khê,
Bốn phía mênh mông bóng nguyệt tây.
Một nhịp cầu ngang, qua Thất tịch,
Ba thu tuôn lệ, gà năm canh.
Bặt tăm tin tức, hai ngăn cách,
Tấc thước công tư, nữa chẳng kề.
Lục hiệp bổng sang, xuân chín chục.
Vào song đối thoại, cặp quyên đề.

Phần mộ của ông tọa lạc tại xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ông là một chí sĩ nặng lòng với đất nước và có những đóng góp tích cực cho nền giáo dục cũng như văn học của nước nhà trong nửa sau thế kỷ XIX. Tên ông được đặt tên đường ở thành phố Mỹ Tho và thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Song Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập289
  • Máy chủ tìm kiếm40
  • Khách viếng thăm249
  • Hôm nay102,508
  • Tháng hiện tại229,177
  • Tổng lượt truy cập44,043,882
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây