Rừng phòng hộ Gò Công bị xâm thực nghiêm trọng

Thứ ba - 25/03/2014 18:20
Rừng phòng hộ ven biển Gò Công (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) có diện tích trên 700 ha đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là tấm lá chắn vững chắc trong việc bảo vệ đê điều, bảo vệ sản xuất và đời sống hàng chục ngàn hộ dân sống cặp theo tuyến bờ biển dài trên 20 km thuộc các xã: Tân Thành, Tân Điền, Vàm Láng, Kiểng Phước, Gia Thuận của huyện Gò Công Đông.
Nước biển đã lấn sâu tàn phá rừng phòng hộ
Nước biển đã lấn sâu tàn phá rừng phòng hộ
Tuy nhiên, gần đây có hiện tượng thiên nhiên hết sức cực đoan là biển đang xâm thực mạnh và “nuốt” dần rừng phòng hộ, đe dọa an toàn đê, khiến môi trường và cảnh quan thay đổi, gây lo ngại sâu sắc đến cuộc sống của người dân dọc theo duyên hải Gò Công.
 
Xâm thực và tốc độ mất rừng phòng hộ trên toàn tuyến mỗi năm càng thêm gay gắt, đặc biệt là trong mùa khô 2014. Thời điểm mùa khô 2014 ở ven biển Gò Công cũng trùng với mùa gió chướng thổi mạnh nên tốc độ xâm thực của biển, của sóng gió hết sức mãnh liệt khiến cho chiều dày đai rừng ngoài đê đã mỏng ngày càng càng mỏng hơn. Nhiều nơi không thể chống chọi được với sóng biển và gió biển thổi mạnh, rừng phòng hộ đã bị biển “nuốt” trọn. Chỉ trong bốn tháng mùa khô 2013 - 2014 (tháng 11/2013, 12/2013, 1/2014 và 2/2014), trên toàn tuyến bờ biển Gò Công đã xuất hiện thêm nhiều điểm xâm thực mạnh khiến cho rừng không còn hoặc còn nhưng chỉ có chiều dày đai rừng vài chục mét trở lại, không còn khả năng bảo vệ đê biển và sẽ nhanh chóng bị tàn phá, biến mất trong một thời gian ngắn nữa mà thôi. Các điểm rừng phòng hộ bị mất tập trung trên địa bàn xã Tân Điền với tổng cộng hàng chục điểm, tốc độ mất rừng trong bốn tháng qua nơi nhiều nhất là 10 m và nơi ít nhất cũng mất 4 - 5 m chiều dày đai rừng. Trong đó có đoạn chỉ trong 4 tháng qua đã bị mất hoàn toàn chiều dày 10 m đai rừng phòng hộ còn lại.
 
Trước tình hình rừng phòng hộ ven biển Gò Công bị biển xâm thực, tấn công mạnh như trên, Tiền Giang đã triển khai các công tác khẩn cấp, trước mắt tuyên truyền về công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, tăng cường tuần tra kiểm soát và xử lý những hành vi xâm hại rừng, xâm hại đê biển, đầu tư kinh phí kè mái đê bằng giải pháp “bê tông tự chèn” của tiến sĩ Phan Đức Tác đưa ra.
 
Tính đến thời điểm hiện nay, Tiền Giang đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng kè mái đê biển theo phương pháp “bê tông tự chèn” để bảo vệ đoạn đê xung yếu dài trên 3.500 m thuộc xã Tân Điền đã bị mất trắng đai rừng phòng hộ; đồng thời, đang tiếp tục đầu tư kè mái đê bằng giải pháp trên thêm 2.000 m ở đoạn rừng bị xâm thực mạnh mẽ đe dọa tiếp tục bị mất trắng.
 
Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp tạm thời. Trong tương lai, cần có những giải pháp căn cơ hơn để đối phó với tình trạng biển xâm thực mạnh “nuốt” dần rừng phòng hộ; khôi phục rừng, trồng rừng gắn với chiến lược tổng thể phòng chống biến đổi khí hậu không chỉ cho riêng Tiền Giang mà cả vùng ven biển Nam bộ.

Cẩm Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập512
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm484
  • Hôm nay95,755
  • Tháng hiện tại1,164,963
  • Tổng lượt truy cập34,750,608
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây