Ngày 11-4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND Thành phố Cần Thơ tổ chức lễ bế mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần 3 và Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ 9 - 2022.
Gần 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 13-NQ/HU ngày 05/5/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy về lãnh đạo phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025, huyện Tân Phước đã tập trung mọi nguồn lực, thu hút, mời gọi đầu tư, từng bước hình thành, khai thác, đặt nền móng, tạo đà cho phát triển du lịch của địa phương.
Chiều 05-4, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Gò Công Đông tổ chức tổng kết, trao giải Hội thi tiểu phẩm tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19. Hội thi diễn ra trong 02 ngày (30 - 31/3/2022) tại 02 cụm thi: Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã Phước Trung và Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã Tân Tây với sự tham gia của 13 đơn vị. Mỗi đơn vị dự thi có từ 5 đến 7 thành viên đã tích cực triển khai xây dựng kịch bản, tổ chức tập luyện tham gia Hội thi với nhiều thể loại: kịch, ca kịch, cải lương…
Không biết có từ khi nào mà món bánh cuốn nóng làm mê lòng người. Cứ mỗi sáng, người dân trên địa bàn thành phố Mỹ Tho nói riêng và cả nước nói chung có nhiều sự lựa chọn món ăn sáng, bánh cuốn nóng là một trong số đó. Tại Thành phố Mỹ Tho, có rất nhiều cửa hàng bán bánh cuốn nóng, nhưng Quán bánh cuốn nóng 57 nổi tiếng ở Mỹ Tho với hương vị đặc trưng riêng. Chủ quán là anh Đinh Vũ Bình, quán nằm trên đường Đống Đa, phường 4, thành phố Mỹ Tho và được thành lập trên 12 năm.
Nhà thơ tên thật là Lê Hoằng Mưu, sinh năm 1929 tại Gò Me, làng Bình Ân, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay là ấp Gò Me, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).
Mứt và kẹo có nhiều nét giống nhau như cùng làm từ nguyên liệu trái cây, củ, quả với nhiều đường và có dạng viên hay thỏi. Tuy nhiên, mứt và kẹo khác nhau ở chỗ, nguyên liệu làm mứt còn tương đối nguyên trạng, có thể nhìn bằng mắt để nhận ra nguyên liệu của nó; trái lại, nguyên liệu làm kẹo thường được chế biến nhiều, khó nhận biết là loại nguyên liệu gì nếu chỉ nhìn bằng mắt. Tuỳ từng loại nguyên liệu mà người ta thường làm mứt hay làm kẹo, nhưng nhìn chung cư dân Tiền Giang làm mứt phổ biến vì nó đơn giản hơn làm kẹo.
Ngày Tết ở Tiền Giang và Nam Bộ không thể thiếu bánh tét. Bánh tét gồm có vỏ bánh bằng nếp dẻo, ngâm nước cho mềm và “gút” cho ráo nước, để trong thúng, trộn với tí xíu muối, có khi trộn thêm đậu đen. Nếu là bánh mặn thì nhưn bánh gồm có mỡ heo hoặc thịt ba rọi và hành lá xắt nhuyễn. Vì thế, trong dân gian mới có câu đố về bánh tét như sau: “Cái gì trong trằng ngoài xanh/Trồng đậu, trồng hành mà thả heo vô”.
Vào đầu thế kỷ XX, ở tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) đã xuất hiện một số ban đờn ca tài tử. Tiêu biểu là Ban đờn ca tài tử Nguyễn Tống Triều (Tư Triều). Năm 1906, Ban đã được mời sang nước Pháp trình diễn tại cuộc đấu xảo được tổ chức ở thành phố cảng Mạc xây (Marseille).
Sau hơn 4 tháng phát động (từ 21-5 đến 30-9-2021) cuộc thi sáng tác bài ca cổ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ V - năm 2021 đã nhận được 390 tác phẩm của 171 tác giả từ 13 tỉnh thành trong khu vực tham gia dự thi.
Xuất hiện đầu tiên ở Phú Xuân - Huế vào đầu thế kỷ XVIII[1] và sau đó, theo quá trình “Nam tiến” của dân tộc, loại hình nghệ thuật này được truyền vào Nam Bộ, trong đó có Mỹ Tho. Khảm sành sứ là loại hình nghệ thuật được tạo hình bằng cách đục chìm bề mặt cần trang trí theo những kiểu trang trí tạo hình nhất định, sau đó xử lý mặt phẳng bằng chất kết dính, rồi đặt mảnh sành sứ lên đó.
Cuộc thi “Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức vừa tổng kết và trao giải tại thủ đô Hà Nội. Theo Ban Tổ chức, cuộc thi đã nhận được hơn 400 tác phẩm của các tác giả là các nhạc sỹ chuyên và không chuyên ở trên khắp cả nước tham dự. Kết quả, Ban giám khảo đã chọn trao giải cho 30 tác phẩm, trong đó có 2 giải Nhất; 4 giải Nhì; 8 giải Ba và 16 giải Khuyến khích.
Cùng với trang phục, nhà ở và phương tiện giao thông, ẩm thực là một khía cạnh quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất, trong bình diện văn hoá vật chất hay còn gọi là “văn hoá bảo đảm đời sống” của con người. Hầu hết các mốc đánh dấu các giai đoạn chuyển tiếp trong đời sống con người (gọi là “nghi thức chuyển đổi”) hầu hết đều bắt đầu từ yếu tố ẩm thực. Quả thực, không có cái gì gần gũi với con người hơn việc ăn uống. Do đó, có lẽ ẩm thực chính là nơi ghi dấu đầy đủ nhất những giá trị văn hoá của cộng đồng.
Liên hoan ảnh nghệ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ 27 - năm 2011 với chủ đề "Tiền Giang trên đường phát triển", do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, dưới sự bảo trợ của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam vừa công bố kết quả chính thức.
Tập sách “Đi qua mùa Covid” vừa được Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang ấn hành giới thiệu các tác phẩm văn học nghệ thuật của văn nghệ sĩ Tiền Giang viết về đề tài phòng, chống dịch COVID-19. Ấn phẩm dày 164 trang với 7 truyện ngắn, 17 bài thơ, 2 kịch bản ngắn, 12 bài ca vọng cổ, 7 ca khúc và một số tranh ảnh thể hiện nhiều góc nhìn về mùa dịch, từ muôn mặt đời sống trong mùa dịch. Tuyển tập này được Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang thực hiện trong thời gian ngắn, ngay trong thời điểm dịch COVID-19 tại Tiền Giang đang diễn biến phức tạp, để kịp thời cổ động phong trào phòng, chống dịch COVID-19 ở Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung.
“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Tư tưởng, quan điểm này được thể hiện trong bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tổ chức vào tháng 11/1946. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, các Hội nghị Trung ương, quan điểm ấy của Người được Đảng kế thừa, phát huy thực hiện có hiệu quả.
Xây dựng, phát triển văn hóa, con người có vai trò vô cùng quan trọng đối với mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội vì nó góp phần kiến tạo nền tảng tinh thần cho đất nước; tạo động lực, nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững đất nước và khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế, Đảng ta luôn chú trọng công tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay.
Ngày 24-11, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, theo hình thức trực tuyến. Dự và chủ trì Hội nghị điểm cầu chính tại Hà Nội: đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCHTW Đảng; đồng chí Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc; các đồng chí đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương.
Tại điểm cầu chính của Tiền Giang có các đồng chí lãnh đạo: Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; các đồng chí lãnh đạo các Ban xây dựng đảng, các sở, ngành tỉnh, báo cáo viên cấp tỉnh, đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ và đại biểu 11 điểm cầu tại các huyện, thành, thị trong toàn tỉnh theo thư triệu tập.
Sáng 18-11, Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam”. Diễn ra trong thời gian chỉ 45 ngày (từ 2/8 đến 15/9) giữa lúc đại dịch COVID-19 đang căng thẳng, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.500 tác phẩm dự thi từ hơn 700 tác giả.