Để tiếp tục bảo vệ và duy trì bền vững thành quả phòng, chống dịch COVID-19, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang có nguy cơ gia tăng, tạo điều kiện phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang vừa có văn bản 4719/UBND-KGVX, ngày 29/8/2022 về việc đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo Công điện 755/CĐ-TTg, ngày 25/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp trong tỉnh luôn tăng cường công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch, chú trọng công tác tiêm ngừa vắc xin phòng COVID-19 trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác phòng, chống dịch. Tính đến ngày 24/7/2022, toàn tỉnh Tiền Giang đã tiêm được 4.436.076 liều cho người từ 5 tuổi trở lên, bao gồm: Người từ 18 tuổi trở lên: 3.874.205 liều (Mũi 1: 99,6%; Mũi 2: 97,1%; Liều bổ sung: 8,1%; Liều nhắc lại lần 1: 70,8%; Liều nhắc lại lần 2: 6,0%); Trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi: 362.932 liều (Mũi 1: 99,7%; Mũi 2: 96,1%; Liều nhắc lại lần 1: 29,4%); Trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi: 198.939 liều (Mũi 1: 70,0%; Mũi 2: 45,7%).
Chiều ngày 25-7, Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch đợt cao điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn huyện từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2022; đến dự cuộc họp có đồng chí Lê Hồng Tâm - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
Biến chủng BA.5 lần đầu được phát hiện tại Nam Phi vào tháng 01/2022, đến nay trở thành chủng phổ biến tại một số quốc gia như Israel, Đức,... Ngày 27/6/2022, giáo sư Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết Việt Nam đã ghi nhận biến chủng phụ BA.5. Ngày 05/7/2022, tại hội nghị lần thứ 15, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa XI, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, qua tầm soát ngẫu nhiên, ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện ba trường hợp nhiễm biến chủng BA.4, BA.5 của Omiron trong các ca Covid tại thành phố Hồ Chí Minh (01 ở Củ Chi và 02 ở thành phố Thủ Đức).
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang, đến thời điểm này, Tiền Giang đã được Bộ Y tế phân bổ 4.055.170 liều vaccine phòng COVID-19 các loại và tỉnh đã thực hiện được 4.177.923 mũi tiêm. Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên của Tiền Giang đã tiêm đủ liều cơ bản là trên 109,6%. Tỷ lệ trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đã tiêm mũi 1 là 103,4% và tiêm đủ 2 mũi là 100,1%. Tỷ lệ trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi toàn tỉnh đã được tiêm mũi 1 chiếm trên 51,6% và mũi 2 là 0,4%. Toàn tỉnh đã có trên 81% người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại (mũi 3). Hiện tỉnh đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho nhóm đối tượng ưu tiên.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang, đến ngày 27/5, toàn tỉnh đã tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 an toàn cho 70.511 trẻ (mũi 1), đạt tỷ lệ 40,1% và 327 (mũi 2), đạt tỷ lệ 0.2%. Riêng tỷ lệ tiêm liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên chỉ đạt 66%, chưa đạt được mục tiêu đề ra, trong khi Bộ Y tế đã có kế hoạch và phân bổ vắc xin để tỉnh triển khai đạt độ bao phủ liều nhắc lại trên 90%.
Sau thời gian triển khai thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủvề quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Mỹ Tho cơ bản được kiểm soát; kinh tế - xã hội đã có chuyển biến tích cực, với nhiều điểm sáng, củng cố được niềm tin của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Hiện nay Tiền Giang đã đạt tỷ lệ tiêm vắc xin mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên và từ đầu năm 2022 đã triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung và mũi tăng cường (mũi 3) cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ mũi cơ bản. Tuy nhiên tiến độ triển khai tiêm còn chậm so với kế hoạch đề ra là đạt trên 75% vào cuối tháng 3 năm 2022. Nguyên nhân chậm tiến độ này có một phần từ thái độ do dự, trì hoãn tiêm vắc xin của người dân do lo ngại về tác dụng phụ sau tiêm vắc xin mũi 3.
Trong tuần từ ngày 10/3 đến 16/3, Tiền Giang đã chuyển sang "vùng vàng" ở cấp độ 2, tức vùng nguy cơ; hiện chỉ còn duy nhất huyện Cái Bè ở cấp độ 1 “vùng xanh”; còn lại Thành phố Mỹ Tho chuyển từ “vùng xanh” thành “vùng vàng” và 9 huyện, thị xã còn lại đã chuyển lên cấp độ 3 “vùng cam”, tức vùng nguy cơ cao.
Trong thời gian qua, ngành y tế TP. Mỹ Tho đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả trong chủ động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý. Trong thời gian tới, ngành y tế thành phố tiếp tục tăng cường, chủ động, sáng tạo trong công tác khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, trong thời gian qua, huyện Tân Phú Đông đã huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân cùng tham gia thực hiện công tác phòng chống và kiểm soát dịch dịch COVID-19. Huyện ủy - UBND huyện đã kịp thời ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kiểm soát dịch bệnh.
Nhằm nỗ lực thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tỉnh Tiền Giang đang đẩy nhanh tiến độ tiêm liều bổ sung và tiêm nhắc lại (mũi 3) cho người từ 18 tuổi trở lên, yêu cầu hoàn thành trong quý I năm 2022 để đạt miễn dịch cộng đồng, khôi phục kinh tế, ổn định cuộc sống.
Tỉnh Tiền Giang tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả mô hình điều trị F0 tại nhà nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống dịch trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đặc biệt trong bối cảnh biến thể Omicron có nguy cơ xâm nhập cộng đồng.
Nhằm nỗ lực thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tỉnh Tiền Giang đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 ở các lứa tuổi nhằm đạt mức độ bao phủ vaccine mũi 2 trong thời gian sớm nhất để người dân được miễn dịch cộng đồng, khôi phục kinh tế, ổn định cuộc sống.
Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang Nguyễn Hữu Diệp cho biết, hiện nay, khi việc phòng, chống dịch đang chuyển sang giai đoạn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, 100% huyện, thành, thị xã trong tỉnh đã tổ chức điều trị F0 tại nhà. Số F0 hiện điều trị tại nhà ở Tiền Giang là 4.153 trường hợp trong đó đã điều trị khỏi bệnh gần 300 trường hợp. Các huyện: Cái Bè, ChâuThành, Cai Lậy và Chợ Gạo có số trường hợp F0 theo dõi, điều trị tại nhà nhiều nhất.
Nhằm tiến tới đạt mục tiêu tăng miễn dịch cộng đồng bằng vaccine, tỉnh Tiền Giang đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng là học sinh và trẻ em. Tỉnh Tiền Giang phấn đấu đạt mục tiêu tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ 2 mũi cho đối tượng này đạt 100% vào đầu tháng 12/2021 khi Bộ Y tế cấp đủ vaccine.
Ngày 17-11, Trung tâm y tế huyện Tân Phú Đông phối hợp với Trạm Y tế xã Phú Thạnh tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh 02 khối lớp 9 và lớp 12 của trường THCS-THPT Phú Thạnh đang học trực tiếp.
Vừa qua, Sở Y tế Tiền Giang tổ chức tập huấn trực tuyến cho lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, cán bộ y tế cấp huyện và xã trong toàn tỉnh về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi và điều trị F0 tại nhà, tại trạm y tế.
Dịch COVID-19 đã làm cho cả thế giới thay đổi, tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, làm đảo lộn cuộc sống bình thường và làm thay đổi rất nhiều về quan điểm sống của mọi người. Quan điểm và chiến lược về phòng chống dịch của Tổ chức Y tế Thế giới cũng thay đổi rất căn bản. Đó là, từ chiến lược Zero Covid (tức tiêu diệt triệt để COVID-19) chuyển sang chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 (hay nói nôm na là sống chung an toàn với dịch COVID-19).