Qua hơn ¼ thế kỷ tiến công khai thác, phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười, Tiền Giang đã đạt được những thành tựu đáng phấn khởi. Từ một vùng đất chết, chỉ toàn cỏ năn, lác… ngự trị, nay trở thành vùng đất trù phú, bao trùm bởi màu xanh của lúa, của những vườn cây trĩu quả, làm thay đổi bộ mặt đời sống của người dân, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lương thực của địa phương và đẩy mạnh xuất khẩu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
Được thành lập cách đây đã 20 năm, Tân Phước là huyện vùng Đồng Tháp Mười giàu tiềm năng của tỉnh Tiền Giang. Trong suốt hai mươi năm qua, nơi đây được xem như miền đất hứa cho những nông dân tứ xứ đến đây với khát khao vượt khó lập thân, lập nghiệp, ổn định cuộc sống, tạo nhiều nông sản hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Tiến tới kỷ niệm 67 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2014), phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa và hưởng ứng chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2014, ngày 16/7/2014, Ban Thường vụ Thị Đoàn Cai Lậy tổ chức buổi sinh hoạt về nguồn tại xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy cho hơn 50 đoàn viên thanh niên, học sinh khối trung học chuyên nghiệp trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 1237/QĐ-TTg ngày 27/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Công văn số 688/CT-CS ngày 29/4/2014 của Tổng cục Chính trị về tổ chức khảo sát đối tượng người có công định cư ở nước ngoài và lực lượng dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Nghiên cứu sinh Phạm Hồng Thơm (sinh năm 1984, ấp Tân Phú, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông), Giám đốc Công ty Một thành viên cơ khí và tự động Tân Phước Đông, là một doanh nhân, trí thức trẻ rất đam nghiên cứu khoa học và có nhiều sáng chế hữu ích, đặc biệt là trong lĩnh vực tự động hóa các thiết bị, máy móc ngành cơ khí.
Những ngày tháng tư lịch sử, tôi tìm về thăm xã Thanh Bình (huyện Chợ Gạo). Xe bon bon trên đường lộ Ngang (Tỉnh lộ 879B) nối liền thành phố Mỹ Tho đến trung tâm xã, nhìn sang hai bên đường là những ngôi nhà khang trang ngói mới đỏ tươi. Ít ai ngờ rằng chỉ vài năm trước đây, việc đi lại trên con đường này vẫn còn hết sức khó khăn, bởi mùa mưa lầy lội còn mùa nắng thì bụi mù. Về Thanh Bình hôm nay, tôi chứng kiến những đổi thay kỳ diệu của xã Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014), sáng ngày 6/5/2014, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh Tiền Giang tổ chức họp mặt kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và hơn 200 cựu chiến binh thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, vấn đề xây dựng căn cứ địa cách mạng có tầm quan trọng đặc biệt. Đối với Đảng bộ và nhân dân Tiền Giang việc xây dựng căn cứ địa cách mạng đã cho chúng ta nhiều bài học, kinh nghiệm thực tiễn phong phú không những trong các cuộc kháng chiến trước đây, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng khu vực phòng thủ và thế trận lòng dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2014), mới đây, Ban Chấp hành 3 cơ sở đoàn: Chi đoàn Văn phòng Công an tỉnh, Chi đoàn khối Đảng thành phố Mỹ Tho và Chi đoàn khối Đảng tỉnh tổ chức chuyến về nguồn tại khu di tích Rạch Gầm - Xoài Mút.
Không đâu ở Nam bộ còn lưu dấu một đô thị cổ xinh đẹp và quyến rũ như thị xã Gò Công, Tiền Giang. Sức hấp dẫn của nó không chỉ ở tên gọi “làng Thành phố”, mà còn thể hiện đậm nét kiến trúc nghệ thuật đô thị cổ của vùng đất Gò Công xưa, có bản sắc riêng, không lầm lẫn với các đô thị khác ở Việt Nam, đó là sự kết hợp hài hòa giữa cổ truyền và hiện đại, giữa dân tộc và quốc tế, cần được giữ gìn và bảo tồn.
Thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư (khoá IX) và Thông tri 09-TT/TU của Tỉnh ủy về "Tăng cường công tác nghiên cứu, biên soạn và giáo dục lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam", trong năm 2013, công tác biên soạn lịch sử Đảng của tỉnh đã tập trung thực hiện tốt các công trình như:
Sau 5 tháng triển khai thực hiện, mô hình: “Luân canh lúa - cá mùa lũ” tại ấp Bắc, xã Tân Phú đã hứa hẹn mang lại hiệu quả “kép”; đồng thời mở ra triển vọng mới giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, giải quyết lao động nhàn rỗi và tăng thu nhập cho nông hộ.
Gần 5 năm nay, nhờ chuyên canh các loại rau, màu theo hướng an toàn, chất lượng đã giúp xã viên và nông dân xã Long Hòa (thị xã Gò Công - Tiền Giang) cải thiện cuộc sống đáng kể, vươn lên khá, giàu. Kết quả đạt được này xuất phát từ “thương hiệu” rau an toàn Gò Công từng bước được người tiêu dùng chấp nhận thông qua hệ thống các siêu thị lớn.
Thực hiện phương châm “Giúp người nghèo thoát nghèo, giúp người khá lên giàu và giúp người giàu giàu thêm” là tâm huyết, động lực để Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi - Thủy sản Gò Công dồn hết tâm trí nghiên cứu và thành công trong việc phát triển đặc sản vật nuôi truyền thống của địa phương trở thành thương hiệu “gà ta Gò Công” nổi tiếng trên thị trường hiện nay. Đây chính là mô hình chăn nuôi mang tính liên kết sản xuất - tiêu thụ một cách chặt chẽ, bền vững, đem lại lợi ích thiết thực cho xã viên, người lao động.
Mỗi năm, cứ đến tháng 11 khi trời đất đã vào đông, tiết trời se se lạnh, thì trong lòng những người dân miệt Ba Dừa - Long Trung (huyện Cai Lậy) lại xôn xao ký ức về những năm tháng không thể nào quên. Trong một đêm cuối tháng 11 cách đây 73 năm, đêm 23/11/1940, quân dân Long Trung với khí thế như nước vỡ bờ trong khởi nghĩa Nam kỳ lịch sử.
Cư ngụ tại ấp Lợi Nhơn, Mỹ Lợi B, huyện Cái Bè - một trong những địa bàn sâu xa nhất tỉnh Tiền Giang, từ đây chỉ bước qua một cây cầu nhỏ bắc qua con kênh mùa này ngầu đục phù sa là đã đến địa phận huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, anh Nguyễn Văn Huyến được khắp nơi biết tiếng về những sáng tạo trên lĩnh vực chế tạo máy móc cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp mà sản phẩm độc đáo nhất là máy xới đất cải tiến rất đắc dụng đối với địa bàn vùng trũng Đồng Tháp Mười.
Vào một ngày cuối tháng 10-2013, khi nước lũ ngập trắng đồng các tỉnh đầu nguồn và đang ào ạt chảy về xuôi, hướng ra biển lớn, chúng tôi ngược về Đồng Tháp Mười - vùng rốn lũ năm xưa, để khám phá những cái mới trong sản xuất và đời sống, những nỗ lực “chung sống với lũ” của bà con nơi nổi tiếng “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh như bánh canh” cách đây chưa xa.
Các Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Gò Công và Tổ hợp tác (THT) rau an toàn VietGAP Long Thuận (thị xã Gò Công) có tổng diện tích sản xuất trên 21 ha, với 78 hộ xã viên tham gia là những đơn vị kinh tế tập thể đi đầu trong lĩnh vực trồng rau theo ngưỡng an toàn và trồng rau theo tiêu chí VietGAP tại tỉnh Tiền Giang.
Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế theo đúng hướng “thương mại - dịch vụ - du lịch, công nghiệp và nông nghiệp” là mục tiêu mà đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Gò Công đang ráo riết thực hiện. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần VI nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra.