18:33 BNT Thứ sáu, 31/03/2023


Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 64

Máy chủ tìm kiếm : 20

Khách viếng thăm : 44


Hôm nayHôm nay : 11491

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 429616

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19905461

Trang nhất » Tin Tức » Lịch sử truyền thống

Nhà báo - họa sĩ Châu Hồ

Thứ năm - 12/08/2021 22:40
Nhà báo - họa sĩ Châu Hồ, tên thật là Châu Văn Niên, sinh năm 1935 tại làng Phú Mỹ, quận Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (nay là xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang).

Nhà báo - họa sĩ Châu Hồ.

Nhà báo - họa sĩ Châu Hồ.

Từ năm 1942 - 1956, ông học tiểu học rồi trung học đệ nhất cấp (tương đương với trung học cơ sở hiện nay) tại thị trấn Tân Hiệp (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Năm 1957, ông thi đậu vào Trường Mỹ thuật Gia Định (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh), hệ Trung cấp.

Năm 1959, sau khi tốt nghiệp, ông trở về quê nhà. Lúc này, phong trào Đồng khởi bắt đầu nổi lên, nhất là ở xã Hưng Thạnh, kế bên xã Phú Mỹ. Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, hai anh đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp; lại quan tâm đến thời cuộc, khao khát muốn đóng góp vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, ông giác ngộ cách mạng và tích cực tham gia phong trào đấu tranh ở xã nhà, như viết truyền đơn, khẩu hiệu, vẽ panô, biểu ngữ,…

Sau đó, ông được cấp trên điều động về tỉnh, công tác tại Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Mỹ Tho đóng ở căn cứ Hưng Thạnh trong vùng Đồng Tháp Mười. Vượt qua những khó khăn về điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và thiếu thốn phương tiện làm việc, nhưng ông vẫn lạc quan, hăng say công tác và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, được phân công làm Tổ trưởng Tổ khắc - họa thuộc Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy.

Do chỉ có mỗi một mình là họa sĩ, được đào tạo bài bản, nên ông là tác giả duy nhất của các tranh vẽ trên những ấn phẩm của tỉnh, như Tập san Văn nghệ Mỹ Tho, tờ Thông tin Mỹ Tho, báo Ấp Bắc,… Ông còn vẽ minh họa trong tập cổ nhạc “Tiếng hát vùng lên”, tập tân nhạc “Khúc ca tranh đấu” và nhiều ấn phẩm không thường kỳ khác. Ngoài ra, ông còn vẽ tranh thạch bản, tranh lụa, tranh cổ động, tranh phim đèn chiếu,… Đặc biệt, ông là người vẽ măng sét (manchette: tên tờ báo/tạp chí được trình bày theo một kiểu chữ nhất định với màu sắc nhất định in ngay trang nhất của tờ báo hoặc bìa tạp chí) đầu tiên cho báo Ấp Bắc với những chữ in hoa bằng nhau, đầu và chân có vạch ngang, trông chân phương và vững chãi. Măng sét này tồn tại từ khi báo ra đời sau chiến thắng Ấp Bắc (02-01-1963) cho đến năm 1986.

Tháng 6-1970, trong một trận càn quét của địch vào nơi đóng quân của Tổ khắc - họa ở xã Long Trung, huyện Cai Lậy, ông đã anh dũng hy sinh. Nhận xét về tranh của ông, nhà báo Trần Bửu viết: “Theo đánh giá chung của nhiều người trong nghề thì tranh của họa sĩ Châu Hồ rất có cá tính, góc cạnh và dứt khoát, biểu hiện rất rõ khi anh thể hiện hình tượng người chiến sĩ và đồng bào Nam bộ, khi thì hừng hực khí thế xông lên, khi thì đằm thắm, lạc quan, tin tưởng; khi đả kích địch thì mạnh mẽ, quyết liệt”.

Nguyễn Phúc Nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 



Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về giao diện trang này?

Rất đẹp

Đẹp

Bình thường

Xấu

Rất xấu

Đăng nhập thành viên