Trong năm 2022, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Tiền Giang luôn chủ động, bám sát các giải pháp chỉ đạo điều hành của BHXH Việt Nam, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đoàn thể, các cấp ủy, chính quyền địa phương; triển khai thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt phát triển để cho người dân tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT); giải quyết kịp thời các chế độ BHXH, BHYT; kịp thời ứng phó, hỗ trợ đơn vị, doanh nghiệp, người dân do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 đang cận kề, Trường Tiểu học Bình Phú, huyện Cai Lậy tổ chức nhiều hoạt động chăm lo Tết cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Qua đây nhằm góp phần tạo điều kiện cho các em đón Xuân cùng gia đình và nỗ lực học tập trong thời gian tới.
Ngày 09-01, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Cai Lậy tổ chức hội nghị tổng kết phong trào công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụnăm 2023, có gần 100 đại biểu tham dự.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo của địa phương.
Thời gian qua, chất lượng bữa ăn bán trú được các trường mầm non trên địa bàn huyện Cai Lậy đặc biệt quan tâm để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, phụ huynh an tâm khi học sinh đến trường.
Bảo vệ môi trường (BVMT) đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Phát huy vai trò của phụ nữ trong công tác này, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị trấn Chợ Gạo đã tích cực tham gia nhiều phong trào, hoạt động ý nghĩa bảo vệ môi trường hướng đến nâng cao trách nhiệm của hội viên phụ nữ trong việc giữ gìn môi trường sống, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp.
Thực hiện Công văn 341/KH-UBND, ngày 08/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc xây dựng kế hoạch tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 ở tất cả các cấp, các ngành từ tỉnh đến các địa phương.
Những năm qua, Ban Giám hiệu cùng tập thể giáo viên, nhân viên Trường Mầm non Phú Qúy (xã Phú Qúy, TX.Cai Lậy) luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bằng nhiều nguồn, trường đã và đang tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
Hơn 15 năm qua, lời dạy của Bác đối với sự nghiệp Giáo dục “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” đã ăn sâu vào nếp nghĩ và việc làm của các cán bộ và thầy, cô ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh (viết tắt Trung tâm), tiền thân là Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Tiền Giang (tọa lạc phường 5, TP. Mỹ Tho). Hầu hết cán bộ và thầy, cô của Trung tâm đã hết lòng yêu thương trẻ, xoa dịu những khiếm khuyết của các em, là điểm tựa để trẻ vươn lên, hòa nhập cộng đồng. Hiện nay, Trung tâm tiếp nhận can thiệp 171 trẻ ở nhiều lứa tuổi, bị các dạng khuyết tật khiếm thính, trí tuệ, tự kỷ…Cách chăm sóc, dạy dỗ như thế nào để các em sớm hòa nhập cộng đồng luôn là nỗi trăn trở và là mục tiêu hướng tới của các cán bộ, thầy cô giáo ở đây.
Trong tâm thức con người Việt Nam, hai tiếng "người thầy" có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Qua từng thăng trầm của lịch sử thì tinh thần “tôn sư trọng đạo” vẫn thấm sâu vào tâm trí của mỗi con người Việt Nam, nó đã trở thành sợi dây thiêng liêng kết nối nghĩa tình thầy - trò.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “tôn sư trọng đạo”, truyền thống tốt đẹp ấy đã trở thành một đạo lý cao cả, thiêng liêng thấm sâu vào trong nhận thức, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.
Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Dân tộc ta có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”, truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành một đạo lý cao cả, thiêng liêng thấm sâu vào trong nhận thức, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.
Ngày 25-11-2020, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà Văn hóa xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2021” (gọi tắt là Đề án).
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch 85/KH-BCĐ, ngày 11/3/2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 của tỉnh, các cấp ủy, chính quyền, các ngành cùng người dân tỉnh Tiền Giang đã nỗ lực tăng cường thực hiện công tác giảm nghèo. Qua đó, đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội.
Sáng ngày 21-10, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học giáo dục (IRES) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Tiền Giang: Bối cảnh và định hướng”. Dự và chủ trì hội thảo có Tiến sĩ Lê Quang Khôi, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh và đồng chủ trì có GS.TS Hồ Đức Hùng, Viện trưởng Viện IRES; đại diện các sở, ngành, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Trường Đại học Tiền Giang, Cao đẳng Tiền Giang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, lãnh đạo UBND cấp huyện.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của Nghị quyết 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, thành phố Mỹ Tho đã tổ chức triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động nông thôn trong tiến trình xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững và xây dựng nông thôn mới; trong thời gian qua, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Mỹ Tho luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tích cực.
Theo Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thư viện, thiết bị và giáo dục ngoài giờ (Sở GD-ĐT) Huỳnh Hồng Giang, có 6 tiêu chí xây dựng Xanh - Sạch - Đẹp ở Tiền Giang gồm: cây xanh, hoa cảnh, vườn thuốc nam; Quản lý và xử lý tốt rác; Hệ thống nước uống và nước sinh hoạt; Nhà vệ sinh; Cổng rào và khuôn viên các phòng; Tổ chức thi đua hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. Từ vài trường đầu tiên kể từ khi phát động tính đến nay đã có 432 trường đạt chuẩn Xanh - Sạch - Đẹp, điển hình là huyện Tân Phú Đông có 14/14 trường được công nhận Xanh - Sạch - Đẹp, đạt tỷ lệ 100%. Điều đó cho thấy sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào này, tác động tích cực ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân nói chung, học sinh nói riêng,…
Hằng năm, bước vào đầu năm học mới, Huyện Đoàn Châu Thành phối hợp với các đơn vị: Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh, Hội Cựu Chiến binh và Hội Khuyến học huyện tổ chức Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” nhằm giúp các học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện có hoàn cảnh khó khăn, có nghị lực vươn lên, vượt qua nghịch cảnh, mặc cảm để được tiếp tục cắp sách đến trường.