Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân Đặng Thị Mành

Thứ ba - 20/05/2025 23:04
Đồng chí Đặng Thị Mành, bí danh Đặng Quốc Liên, sinh năm 1922 tại làng Bình Hiệp, quận Mộc Hóa, tỉnh Tân An (nay là xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An).
Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân Đặng Thị Mành
Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân Đặng Thị Mành
Sớm có tinh thần yêu nước, ghét áp bức, bất công; ngay từ thuở nhỏ, đồng chí đã xin gia đình cho đi học võ, phi ngựa, bắn cung với ý thức là chống lại bọn giặc ngoại xâm và bọn cường hào ác bá tay sai, nhằm giành độc lập, tự do cho đất nước. Đồng chí còn giỏi hò cấy và hát dân ca Nam Bộ.

Năm 1945, đồng chí tham gia cách mạng, công tác tại Hội Phụ nữ cứu quốc huyện Châu Thành (Tiền Giang) với nhiệm vụ vận động phụ nữ tham gia công cuộc kháng chiến - kiến quốc. Sau đó, đồng chí gia nhập lực lượng Vệ quốc đoàn, trực tiếp cầm súng đánh giặc Pháp khi bọn chúng quay trở lại xâm lược quê hương. Trong một trận đánh ở Tân Hương (Châu Thành, Tiền Giang), đồng chí bị giặc bắt; nhưng sau đó, lợi dụng lúc địch sơ hở, đồng chí trốn thoát được.

Năm 1947, trước những hành động giết người tàn ác “trời không dung, đất không tha” của bọn lính ác ôn ở Phú Mỹ (nay thuộc huyện Tân Phước), đồng chí tình nguyện xin vào lực lượng Công an xung phong tỉnh Mỹ Tho để trả thù cho nhân dân và đồng đội. Với những trận đánh “xuất quỷ nhập thần”, đồng chí đã trừng trị nhiều tên khét tiếng hung bạo, có nợ máu với nhân dân, khiến cho địch vô cùng khiếp sợ, không dám tự tiện hoành hành, nhũng nhiễu, giết hại nhân dân. Năm 1948, đồng chí trực tiếp tiêu diệt 1 tên hương quản và 1 tên sĩ quan Pháp có biệt danh “Tây búa” (vì mỗi khi bắt được cán bộ cách mạng, tên này đều đập đầu bằng búa). Sau đó, đồng chí được phân công thực hiện công tác diệt ác phá kềm ở vùng Cổ Chi - Phú Mỹ. Ở đây, đồng chí đã diệt được một số lính Pháp và bọn tay sai ác ôn, có nợ máu với nhân dân.

Trước tình hình đó, địch treo giải thưởng rất cao cho những ai bắt được hoặc chỉ điểm nơi ở của đồng chí. Mặc dù vậy, đồng chí vẫn không hề nao núng, tiếp tục hoạt động sôi nổi và nhiều lần dũng cảm thoát hiểm trước họng súng của địch.

Cuối năm 1952, trong một lần đi công tác ở xóm Tre, xã Tân Hòa Đông (nay thuộc huyện Tân Phước), đồng chí bị địch phục kích. Mặc dù bị thương rất nặng, nhưng đồng chí vẫn dũng cảm chiến đấu, diệt được 1 tên địch. Sau đó, đồng chí đã anh dũng hy sinh. Dã man hơn, địch còn dựng thi hài của đồng chí vào gốc cây trâm, xả súng bắn thành hàng chụ mảnh. Đồng chí hy sinh anh dũng vì nước, vì dân lúc tròn 30 tuổi. Ngày 03-8-1995, đồng chí được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tên đồng chí được đặt tên trường tiểu học ở xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An; tên đường ở thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An.

Song Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập236
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm83
  • Khách viếng thăm152
  • Hôm nay35,862
  • Tháng hiện tại884,182
  • Tổng lượt truy cập52,737,350
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây