Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị

Chủ nhật - 15/03/2015 21:21
Ngày 11/3/2015, hội nghị toàn quốc triển khai nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, với điểm cầu chính tại Hà Nội. Điểm cầu tại Tiền Giang do Ban Thường vụ Tỉnh ủy chủ trì.
Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Tiền Giang
Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Tiền Giang
Thành phần tham dự tại điểm cầu Tiền Giang gồm có lãnh đạo và trưởng, phó các phòng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh; Ban Giám hiệu và trưởng, phó khoa, giảng viên - Trường Chính trị tỉnh; Ban Giám hiệu và trưởng, phó khoa chính trị Trường Đại học Tiền Giang; các đồng chí là báo cáo viên cấp tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên Phòng tổng hợp - Văn phòng Tỉnh ủy; Thường trực cấp ủy, đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và tương đương.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương truyền đạt những nội dung cốt lõi của Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030. Theo đó, đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TW ngày 28/3/1992 của Bộ Chính trị khóa VII, công tác lý luận của Đảng đã đạt được những kết quả quan trọng. Tư duy lý luận tiếp tục có những bước phát triển; chú trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 2011) và Hiến pháp năm 2013. Những kết quả đó góp phần tích cực vào thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước, từng bước đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, từ nước nghèo, kém phát triển trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, phấn đấu tạo nền tảng để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
 
Tuy nhiên, công tác lý luận còn có những hạn chế, khuyết điểm mà nguyên nhân khách quan là do quá trình đổi mới, phát triển đất nước nảy sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp, chưa có tiền lệ. Về chủ quan, một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự coi trọng công tác lý luận, công tác giáo dục lý luận chính trị. Phát huy dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị còn có mặt hạn chế, bất cập. Việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nghiên cứu lý luận còn hạn chế.
 
Về phương châm công tác lý luận thời gian tới, đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Lý luận phải gắn chặt với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng và phục vụ yêu cầu phát triển đất nước, bảo đảm hài hòa giữa trước mắt với lâu dài, giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng; coi trọng việc xây dựng môi trường dân chủ đi đôi với nêu cao trách nhiệm chính trị của tổ chức và cá nhân hoạt động lý luận; kết hợp chặt chẽ nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn; nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, định hướng nghiên cứu trong từng thời kỳ; kiên trì thế giới quan, phương pháp luận khoa học và các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu các thành tựu mới, tinh hoa của nhân loại; nâng cao hiệu quả đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch; uốn nắn những nhận thức lệch lạc.

Nhiệm vụ công tác lý luận:

- Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, trước mắt, tập trung nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định, phát triển các chủ trương, đường lối lớn của Đảng giai đoạn 2016 - 2021; đồng thời, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển công tác lý luận đáp ứng yêu cầu khi Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Từ nay đến năm 2030, tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống các quan điểm về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nâng cao năng lực khoa học phục vụ phát triển công tác lý luận, bảo đảm cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Các biện pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác lý luận từ nay đến năm 2030:

Một là, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, phát huy dân chủ, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, mở rộng hợp tác quốc tế trong công tác lý luận.

Hai là, tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, các chuyên gia đầu ngành; nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu, nhất là năng lực phân tích, dự báo.

Ba là, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bốn là, đổi mới nội dung và phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh tư tưởng, lý luận.

Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác lý luận.

Kết luận hội nghị, đồng chí Đinh Thế Huynh phân tích làm rõ thêm một số nội dung cần quan tâm của Nghị quyết 37 và yêu cầu sau hội nghị này các đại biểu tích cực triển khai nghiên cứu, quán triệt và thực hiện Nghị quyết 37, trước mắt để phục vụ cho việc thảo luận dự thảo văn kiện Đảng, tổ chức tốt đại hội các cấp, tiến tới Đại hội XII của Đảng.

Nguyễn Út

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập395
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm375
  • Hôm nay95,755
  • Tháng hiện tại1,156,454
  • Tổng lượt truy cập34,742,099
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây