Hội nghị chuyên đề về phát triển 3 vùng kinh tế, đô thị và phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang

Chủ nhật - 26/03/2017 09:29
Thực hiện chương trình toàn khóa và chương trình làm việc quí I năm 2017, sáng ngày 24/3/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị chuyên đề thảo luận xây dựng Nghị quyết phát triển 3 vùng kinh tế, đô thị và phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Tiền Giang có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, liên kết phát triển cùng với các vùng kinh tế của cả nước. Trong nội tỉnh, với các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,...  quá trình phát triển đã tạo ra các yếu tố của 3 vùng kinh tế, đô thị: Vùng trung tâm (TP Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo, Châu Thành); Vùng phía Tây (thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước); Vùng phía Đông (thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông).

Mục tiêu phát triển sẽ tập trung tạo mối liên kết, phát triển nội vùng, liên kết vùng trong và ngoài tỉnh để huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế, đồng thời nhận diện đúng những mặt khiếm khuyết, khó khăn và thách thức của từng vùng và toàn tỉnh; từ đó xác định giải pháp đòn bẩy để tạo động lực phát triển kinh tế, đô thị nhanh, ổn định và bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giảm dần khoảng cách phát triển đối với các địa bàn, vùng còn khó khăn.

Vùng trung tâm, phát huy vai trò là hạt nhân, giao lưu trên nhiều lĩnh vực để thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ, lôi kéo các vùng trong tỉnh; tập trung ưu tiên và liên kết vùng để nâng cao hiệu quả trên các lĩnh vực phát triển đô thị, khu, cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch đa dạng.

Vùng phía Tây, tập trung ưu tiên đầu tư và liên kết vùng để nâng cao chuỗi giá trị thương hiệu hàng hóa nông sản như khóm, sầu riêng, xoài, lúa, gạo; chăn nuôi tập trung gắn với phát triển các khu - cụm công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông nghiệp; đồng thời phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái, phát triển các khu đô thị trung tâm tạo sức lan tỏa trong vùng.

Vùng phía Đông, ưu tiên liên kết phát triển kinh tế biển và vùng ven biển có hiệu quả, thu hút đầu tư phát triển các khu - cụm công nghiệp tập trung, cảng tổng hợp ven biển, vận tải biển; phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ, thực hiện "cắt vụ, chuyển mùa vụ và cơ cấu cây trồng"; hình thành đô thị ven biển; phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch biển,… tạo nền tảng để hình thành khu kinh tế ven biển của tỉnh trong tương lai.

Về phát triển du lịch, mục tiêu chung là tạo bước đột phá phát triển toàn diện du lịch Tiền Giang cả về phạm vi, quy mô và chất lượng dịch vụ, đảm bảo tính bền vững; đến năm 2030 đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, có tỷ trọng, tốc độ, chất lượng tăng trưởng cao, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và có sức cạnh tranh mạnh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện môi trường, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng, phát triển tỉnh Tiền Giang.

T.H

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập320
  • Máy chủ tìm kiếm80
  • Khách viếng thăm240
  • Hôm nay43,801
  • Tháng hiện tại1,979,430
  • Tổng lượt truy cập40,348,806
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây